Gắn liền với đũa thờ, bát cơm cúng cũng được sử dụng nhiều trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Đây là vật dụng quen thuộc trên mâm cơm gia đình. Vượt qua ý nghĩa của món đồ vật thông thường, chén cơm cúng còn mang nhiều giá trị ý nghĩa truyền thống.
Nếu đũa thờ là biểu tượng cho sự yêu thương và gắn kết thì bát thờ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm no và tròn đầy.
Bát cúng cơm trên bàn thờ luôn là biểu tượng cho sự ấm no, tròn đầy, vì vậy bát cơm cúng là một trong những vật phẩm có trên bàn thờ người Việt.
Bát cúng cơm trên bàn thờ chính là tượng trưng cho linh khí của trời và đất, là biểu hiện của sự thuần khiết và thanh sạch. Ngoài ra, bát cúng cơm còn là điều thể hiện lòng thành kính của các con cháu đối với ông bà tổ tiên cùng với mong ước được đầy đủ và bình an.
Nên dùng bát cúng riêng để giúp món ăn được tinh khiết hơn. Sự chu đáo và chỉnh chu của gia chủ khi bài trí bát cơm trên bàn thờ sẽ giúp không gian thờ tự thêm sang trọng hơn, tinh tế hơn.
Ngoài ra, bát cúng cơm còn là thể hiện cho lối cống “ sống sao thác vậy” nghĩa là dù ông bà tổ tiên hay người thân đã mất nhưng thật tâm những người trong nhà vẫn luôn hướng về họ và đối đãi như lúc còn sinh tiền.
Để thể hiện ý nghĩa bát cúng cơm trên bàn thờ được trọn vẹn, bạn nên chọn bát bằng chất liệu gốm sứ. Thông thường trên các bàn thờ, bài vị sẽ làm bằng gỗ được tượng trưng cho Mộc, chén nước chính là Thủy, còn ngọc nến hay đền dầu là biểu hiện cho hành Hỏa.