- Chiều cao: 170.0 cm
Lọ lộc bình vẽ Lý Ngư Vọng Nguyệt là một trong những sản phẩm độc đáo của các nghệ nhân Gốm sứ Bát Tràng.
Người xưa quan niệm rằng con cá chép chính là sứ giả của may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Bên cạnh đó con cá chép còn chính là đại diện của con Rồng. Khi nhắc đến cá chép người ta thường nhớ đến truyền thuyết nổi tiếng chính là Cá chép hóa rồng. Do đó, bộ tranh cá chép ngắm trăng được người dùng ví như là tấm gương của ý chí, nỗ lực để vượt qua giới hạn bản thân. Để có thể đến được bến đỗ của sự thành công.
Ngoài ra bức tranh này còn là một lời nhắc nhở hết sức tế nhị của ông cha ngày xưa đến con cháu. Ngụ ý rằng: ” Hình bóng trăng dưới đáy nước tuy đẹp nhưng chỉ là hư ảo. Chớ có chạy theo thói phù du, hư ảo mà thân bại, danh liệt. Sống cuộc đời thong dong, tự tại. Chớ có phụ tình, phụ nghĩa tham bát bỏ mâm”.
Lọ lộc bình có thể dành tặng người thân vào dịp lễ tết, tân gia, làm quà biếu, tặng trong các dịp đặc biệt với ý nghĩa cầu chúc người nhận luôn thăng tiến, đường đi sáng lạn và tiền của vào nhiều như nước.
Lọ Lộc Bình là tượng trưng cho sự sung túc cũng như sự sinh sôi nảy nở, phát tài phát lộc,nó là một vật phẩm mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Không chỉ vậy, những đường nét hoa văn đẹp bắt mắt còn tạo nên sự lung linh huyền ảo, nó biến thành nơi tụ hội của những trường năng lượng.
Men lam được xem là loại men được sử dụng sớm nhất ở Bát Tràng từ thế kỉ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Những người thợ ở Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kĩ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men màu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung.
Lọ Lộc Bình men lam cổ thường có sắc xanh đen. Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, các băng đường diềm các cặp chân và cổ lọ lộc bình ngoài ra men lam dùng vẽ vào các hình trang trí nổi rồng, hoa dây...