Bộ đỉnh hạc hay còn gọi là bộ tam sự là một phần ko thể thiếu trên ban thờ tự... Bộ đỉnh sứ thường bao gồm: Đỉnh sứ, đôi chân nến hoặc đôi hạc đứng trên lưng rùa. Tuy nhiên, các gia đình thường chọn đôi hạc thờ để sử dụng cho không gian thờ cúng bởi chúng sở hữu giá trị tâm linh, phong thủy sâu sắc. Theo phong thủy, hình tượng hạc cưỡi lưng rùa tượng trưng cho những điều tốt đẹp, cho mong ước truyền lại cho người đời sau.
- Chim Hạc là biểu trưng cho sự thần khiết, khí phách trong sáng, thanh liên, không sân si. Là đại diện cho sự hiên ngang của bậc quân tử. Vì vậy, Hạc được hiện thân trên nhiều món đồ vật khác nhau để cung tiến cho vua chúa. Không những thế, Hạc còn là loài sống thọ. Sử dụng hình tượng Hạc trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa cho sự trường tồn, vĩnh cửu như tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các thế hệ đi trước.
- Rùa là linh vật của trời đất, sống ở dưới nước, tượng trưng cho khí chất cao quý của người Việt như kiên trì, chịu thương chịu khó, cố gắng đạt được mục đích. Hơn nữa, Rùa còn là loài vật có tuổi thọ rất lâu, biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng hình tượng hạc ngậm ngọc, hạc ngậm sen trong đôi hạc thờ có ý nghĩa gì? Theo đó, hình tượng này được xem là biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng, thức tỉnh những điều xấu để vươn lên trong cuộc sống.
Còn có nhiều ý kiến cho rằng hình tượng Hạc – Rùa là sự kết hợp hài hòa giữa Âm – Dương, Trời – Đất. Điều này là rất cần quan trọng trong sự hòa hợp, cân xứng để giữ cho cuộc sống được yên bình.