1. Ý nghĩa quan trọng của việc lau dọn bàn thờ
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, phong tục dọn dẹp vệ sinh bàn thờ và các vật phẩm đồ thờ cúng vào mỗi dịp tết đến xuân sang, những ngày lễ hay những ngày trọng đại của gia đình đã không còn quá xa lạ. Bởi bàn thờ luôn được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong mỗi gia đình
Ông bà ta quan niệm rằng, thời điểm tốt nhất để lau dọn bàn thờ là lúc mà gia tiên “đi vắng”, lúc này con cháu trong gia đình sẽ tận dụng dịp này để dọn dẹp sửa sang bàn thờ ông bà tổ tiên. Không đơn giản chỉ là việc làm sạch bàn thờ mà đây còn là lúc để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo, biết ơn đối với các đấng sinh thành, đồng thời cũng là dịp để cầu chúc một năm một tháng mới có thêm thật nhiều may mắn, bình an, công danh sự nghiệp mở rộng, tài lộc dồi dào.
Chính vì vậy mà việc lau dọn bao sái bàn thờ luôn phải làm rất cẩn thận và tỉ mỉ để tránh mất lộc lá phước lành
2. 5 Đại kị khi lau dọn bàn thờ dịp cuối năm
Vào dịp trước Tết Nguyên đán, các gia đình thường lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang. Những việc này cần phải hoàn thành trước khi năm mới đến. Một số gia đình chờ đến ngày Tết ông Công ông Táo mới tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn ban thờ, tuy nhiên bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa trang nghiêm, thì cần phải tiến hành lau dọn ngay. Sau đây là những việc không nên làm khi tiến hành công việc quan trọng này.
2.1 Dùng dụng cụ không sạch sẽ để lau dọn bàn thờ
Luôn nhớ rằng ban thờ là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, vì thế khi lau dọn ban thờ, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn. Trước khi lau dọn, nên chuẩn bị các đồ mới như chổi quét, khăn lau. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, thì sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Các gia đình nên dùng nước sạch đã đun sôi để nguội để lau dọn bàn thờ. Nếu gia chủ cẩn thận hơn, có thể dùng rượu trắng cho thêm một chút gừng củ giã nhuyễn hoặc nước đun từ 5 loại thảo dược (quế, hồi, gỗ vang, đinh hương, bạch đàn) để làm sạch đồ thờ cúng.
Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
2.2 Lau dọn không đúng trình tự
Mọi người nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Bài vị tổ tiên được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Thông thường, người dọn sẽ tỉa chân hương - hay rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ "tán tài".
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật, ta sẽ dùng 7 tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ".
Khi lau chùi tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương… bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm.
Vì thế, nếu di chuyển bát hương bừa bãi thì có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.
Trường hợp có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.
Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
2.3 Tránh xê dịch bát hương
Ban thờ gia tiên của người Việt thường có ba bát hương. Bát chính giữa là thờ quan thổ công, thổ thần, Táo quân... Hai bát hai bên thờ ông bà, tổ tiên của gia đình. Bát hương cần được đặt ở vị trí chắc chắn, không được để chỗ chông chênh vì có nguy cơ bị xê dịch.
Người Việt coi bát hương là nơi để dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình. Ngày giỗ, lễ, Tết, những bát hương trên bàn thờ thường nghi ngút khói nhang, hoặc khi cần kêu cầu gì đó, con cháu cũng thường thắp hương.
Theo quan niệm dân gian, bát hương bị di chuyển tức là bị “động”. Nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, con cháu có thể gặp phải những điều không may mắn, chuyện học hành, công việc không thuận lợi.
Bát hương có vai trò đặc biệt như thế nên trong quá trình lau dọn cần tránh xê dịch bát hương hoặc nhấc bát hương lên. Tốt nhất nên dùng một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn lau đi những bụi bẩn bám trên thành bát hương.
2.4 Làm đổ vỡ đồ thờ cúng
Người Việt từ xưa vốn kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ vật, vì đó là điềm báo điều xui xẻo sắp đến. Với đồ thờ cúng, cũng đại kỵ làm đổ vỡ. Đồ bày bàn thờ càng đại kỵ làm đổ vỡ. Đồ thờ cúng được cho là thể hiện lòng thành của con cháu với người đã khuất và các vị thần linh. Vì thế nếu làm vỡ, người xưa quan niệm rằng đó là dấu hiệu tổ tiên không hài lòng điều gì đó hoặc điềm xấu sẽ tới.
Sự đổ vỡ bình thường đã không được coi là tốt lành nên đồ thờ cúng bị đổ vỡ thì càng gây ra nỗi bất an, lo sợ những điều xui rủi có thể ập đến trong năm mới.
2.5 Tỉa và đổ chân hương sai cách
Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Cách làm đúng nhất là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân.
Theo các chuyên gia phong thủy, rút hết chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài là cách làm sai, bởi vừa làm xê dịch bát hương, vừa gây “tán tài” khi tro đổ ra ào ạt. Cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro. Tỉa đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang là được. Còn cách lấy tro hương đúng là dùng thìa xúc tro cũ ra, lau sạch bát hương rồi dùng tro mới đổ vào, mang ý nghĩa "tiền vào như nước".
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp gia chủ có thể tránh được những đại kị khi lau dọn bàn thờ dịp cuối năm? Giúp gia đình bạn lau bàn thờ được tốt hơn, giúp tổ tiên phát lộc, may mắn, bình an xuất một đời.