1. Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên
Người Việt có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trọng lễ nghĩa. Dù đi đâu cũng luôn nhớ đến cội nguồn, gốc rễ của mình – “Con người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn”. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ tới tổ tiên. Bàn thờ truyền nối từ đời này đến đời khác để con cháu nội tộc khi sinh ra được biết đến những người trên.
Bàn thờ cũng là để giáo dục thế hệ sau về cội nguồn, lòng hiếu thảo, sống có lễ nghĩa. Chính vì vậy, việc thờ cúng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trang trí bàn thờ gia tiên trang trọng là thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến Thần linh, tổ tiên, bậc sinh thành đã khuất.
2. Bàn thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì
Những vật phẩm cơ bản đặt trên bàn thờ gia tiên bao gồm: bát hương, chóe thờ, mầm bồng (đĩa hoa quả), kỷ thờ, lọ hoa, ống hương, đèn dầu/ chân nến. Ngoài ra còn có bộ đỉnh hạc, đĩa cau trầu, ấm chén thờ hoặc bát sâm, bát đũa thờ, Phật thủ, đài thờ (thay cho chóe thờ).
- Bát hương: là vật quan trọng nhất trên bàn thờ, nơi cư ngụ của thần linh. Khi đặt bát hương phải có điểm tựa, thường ở chính giữa bàn thờ. Mặt nhật nguyệt phải hướng ra ngoài với ý nghĩa sẽ soi đường dẫn lối cho con cháu có sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi, gia đình êm ấm... Tùy vào nhu cầu thờ cùng của từng gia đình mà có thể thờ một hoặc ba bát hương.
Bát hương đắp rồng nổi men rạn
- Chóe thờ: Chóe thờ được dùng để đựng các lễ vật thờ cúng bao gồm gạo, muối, nước để dâng lên thờ cúng tổ tiên. Tùy theo kích thước bàn thờ, có thể lựa chọn 1 chóe, 2 chóe hoặc cả 3 chóe để bài trí.
Chóe thờ men rạn đắp nổi rồng vàng
- Mâm bồng (đĩa hoa quả): Mâm bồng là một trong những món đồ thờ cúng dùng để trưng bày ngũ quả, trầu cau hay tiền vàng. Tùy thuộc vào văn hóa thờ cúng của mỗi gia đình sẽ sử dụng 1, 2 hoặc 3 chiếc. Đối với những gia đình lựa chọn 3 chiếc thì chiếc ở giữa thường có kích thước lớn hơn dùng để đựng trầu cau và tiền mã.
Mâm bồng men rạn đắp nổi Rồng Phượng cao cấp
- Nậm rượu thờ cúng: Nậm rượu cũng được bài trí rất đẹp trên bàn thờ, thường được gia chủ đặt gần kỷ chén.
Nậm rượu 2 bầu men rạn đắp nổi Sen cao cấp
- Kỷ chén thờ: Tùy vào kích thước ban thờ mà gia chủ có thể chọn kỷ loại 3 chén hoặc 5 chén. Nếu gia đình cúng lễ mặn thì sẽ rót rượu vào chén, còn lại thông thường sẽ đựng nước.
Bộ kỷ ngai 5 chén đắp nổi hoa sen
- Lọ hoa: Lọ lộc bình được sử dụng để cắm hoa vào rằm hay mồng 1 hàng tháng. Nên đặt lộc bình hay 1 đôi lọ hoa cho cân xứng. Nếu kinh tế gia đình khá giả nên mua thêm 1 đôi lọ lộc bình cỡ lớn chưng cạnh bàn thờ làm nổi bật bàn thờ và cả phòng thờ.
Lọ hoa men rạn đắp nổi sen vàng
- Ống cắm hương: Ống hương hay còn được gọi là ống cắm hương được dùng để đựng hương hoặc đũa thờ và thường đặt trong cùng của góc trái bàn thờ. Tùy vào kích thước bàn thờ gia tiên mà gia chủ lựa chọn kích thước ống hương cho phù hợp.
Ống hương men rạn đắp nổi rồng cao cấp
- Chân nến, đèn dầu: Nên chọn 1 trong 2 loại là đèn hoặc chân nến. Không cần thiết nếu mua cả hai nếu bàn thờ nhà quý khách hẹp. Phòng thờ, ban thờ rộng mua cả 2 về chưng sẽ làm bàn thờ trông đẹp hơn.
Đôi đèn dầu men rạn đắp nổi Hoa Sen
Chân nến men rạn đắp nổi Hoa Sen
- Bộ đỉnh hạc: hay còn gọi là bộ tam sự gồm: đỉnh sứ, đôi hạc (hoặc chân nến), khác với bộ ngũ sự gồm đầy đủ đỉnh sứ, đôi chân nến, đôi hạc thờ. Đỉnh hạc được đặt ở chính giữa bàn thờ đằng trước hoặc bên dưới bài vị tổ tiên với ý nghĩa mang lại nhiều cơ hội may mắn, có khả năng tránh tà khí và phù hộ cho con cháu trong gia đình. Tùy theo tài chính của gia chủ mà lựa chọn bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự để thờ cúng.
Bộ đỉnh hạc men rạn đắp nổi rồng
- Đĩa cau trầu: Trên bàn thờ gia tiên thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối "đông bình", "tây quả" - bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái.
Đĩa trầu men rạn đắp nổi rồng vàng
- Ấm chén thờ hoặc Bát trà sâm: Bộ ấm chén thờ cũng là vật phẩm thờ cúng quan trọng khi thiết lập bàn thờ tổ tiên. Bộ ấm trà thờ cúng được sử dụng để pha trà và dâng lên tổ tiên mỗi ngày, thường được đặt trên đĩa, bao gồm 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Trà sau khi pha xong phải rót ra các chén thờ.
Bộ ấm chén thờ men rạn đắp nổi Trúc Đào cao cấp
Bát trà sâm đắp nổi men rạn
- Bộ đũa, bát thờ là đủ một mâm cỗ không thể thiếu được trên bàn thờ vì theo quan niệm của người xưa người dương như thế nào, thì người âm cũng như vậy. Bên cạnh đó, đũa thờ là biểu tượng của sự yêu thương và gắn kết còn bát thờ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự no ấm và tròn đầy.
Bộ đũa thờ mang ý nghĩa là sự gắn kết, yêu thương của con cháu trong gia đình.
Bát thờ men rạn đắp nổi rồng
- Bộ đài thờ: Bộ đài thờ dược dùng để chứa rượu, nước, muối hoặc gạo tùy theo phong tục từng nơi, mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống được sung túc, đủ đầy, trên dưới thuận hòa, yêu thương lẫn nhau.
Bộ đài thờ men rạn đắp nổi Sen cao cấp
- Cốc Phật thủ: Cốc Phật thủ tượng trưng cho bàn tay Đức Phật ngự trị trong đời sống tâm linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc. Vì thế nhiều người dùng cốc Phật thủ trưng trên bàn thờ với mong muốn được nhiều may mắn, cuộc sống an lành, no ấm.
Cốc phật thủ men rạn đắp nổi Đào cao cấp
3. Bài trí bàn thờ gia tiên như thế nào là đúng cách
Bài trí bàn thờ theo phong thủy không chỉ giúp gia chủ tránh được những điều đại kỵ kém may mắn mà còn đem đến vượng khí, tài lộc của gia tiên đem lại.
- Nguyên tắc đặt bàn thờ vị trí tốt
Nguyên tắc khi lựa chọn vị trí đặt bàn thờ chính là “tọa cát hướng cát”, ý chỉ nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt. Nếu có điều kiện, gia đình nên đặt bàn thờ trong phòng riêng gọi là phòng thờ. Bên cạnh đó, phía sau bàn thờ cần vững chãi, không nên tựa vào tường kính hoặc cửa sổ...
Đối với những căn hộ chung cư, không gian khá hẹp và nhiều phòng liền kề, nên đặt bàn thờ trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ, không phụ thuộc vào một phòng nào nhất định. Chọn khoảng không gian thoáng đãng.
Lưu ý, không được phép để bàn thờ nhìn thẳng vào bếp hay giường ngủ. Nếu muốn không gian thờ cúng thêm phần trang nghiêm, thanh tịnh, gia chủ có thể bố trí rèm bằng hoa văn cổ quanh bàn thờ. Khi thờ cúng thì kéo rèm lên, sau khi xong có thể buông rèm xuống.
- Một số ảnh mẫu bài trí bàn thờ nhà gốm 10
Bộ đồ thờ đầy đủ men rạn, họa tiết đắp nổi
Bộ đồ thờ Phúc Lộc Thọ họa tiết đắp nổi, màu xanh lục bảo, vẽ vàng 24k
Bộ đồ thờ Như Ý Cát Tường men màu đỏ, họa tiết đắp nổi có vẽ vàng 24k
Bộ đồ thờ men xanh lam họa tiết rồng
4. Những lưu ý khi thắp hương trên bàn thờ gia tiên
– Khi cúng tế thì phải mở rộng cửa cho sáng, bật đèn bàn thờ nếu tối, rót nước hoặc rót rượu mời rồi mới thắp hương, thắp hương số lẻ vì lẻ thuộc về số dương, âm dương giao hòa là tốt.
– Thắp hương, vẩy một cái rồi cắm hương ngay ngắn vào bát hương với sự trân trọng, trang nghiêm.
– Nếu bát hương tự cháy đó là 1 điềm báo: Cháy từ chân lên (điều âm) mồ mả thờ cúng có vấn đề. Cháy từ trên xuống (điểm dương) nhà cửa, cuộc sống có vấn đề. Mời bạn xem thêm bài viết được đọc nhiều Lý giải hiện tượng bát hương tự bốc cháy có điềm báo gì? Gia chủ cần phải làm gì?
– Đang cúng mà hương tắt thì để nguyên, rút ra là mất chân là hương thừa. Nếu hương tắt ở phần trên (Thiên) nóc nhà bàn thờ có vấn đề cần xem lại. Tắt ở phần giữa là nhân: xem lại quan hệ người trong gia đình có vấn đề gì không? Hương tắt ở phần cuối (Địa) xem lại mồ mả đất cát như thế nào.
5. Những sai lầm nên tránh khi đặt bàn thờ gia tiên
- Đặt ban thờ trong phòng ngủ
Bàn thờ phải đặt ở vị trí trang nghiêm, tôn trọng, là nơi thờ thần linh, tổ tiên không thể đặt ở những nơi ô uế như phòng ngủ của vợ chồng. Vì bàn thờ chứa nhiều âm khí, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe với người trong phòng.
- Đặt bàn thờ gần, cạnh nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh là nơi ô uế trong nhà, đặt nơi thờ tự ở đó là điều đại kị. Nó thể hiện rằng gia chủ không có lòng thành kính, bôi nhọ Thần Linh, tổ tiên.
- Để ánh nắng chiếu vào bàn thờ
Ban thờ thuộc âm còn ánh nắng mặt trời thuộc dương. Vì vậy, nếu để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bàn thờ sẽ bị lộ dương là điều tối kỵ vì sẽ làm tan mất linh khí ở ban thờ. Nếu bàn thờ gần cửa có nhiều sáng, bạn nên treo rèm hoặc đặt vách ngăn để chặn ánh nắng.
- Đặt đồng hộ gần, dưới bàn thờ
Vì bàn thờ thuộc tĩnh, trong khi đồng hồ thuộc động sẽ làm nhiễu loạn và tiêu tán mất linh khí của ban thờ.
- Đặt gương chiếu vào bàn thờ
Gương thường mang nhiều sát khí, nếu đặt đối diện với bàn thờ sẽ tạo sự xung sát khiến gia chủ bất an, vận may và tài lộc tiêu tán.
- Bàn thờ đối diện cửa ra vào
Ban thờ thuộc âm nên cần kín đáo và yên tĩnh. Nếu đặt bàn thờ đối diện với cửa ra vào (gọi là xung cửa) sẽ tạo xung sát, bàn thờ không thể tụ khí, khiến gia chủ tiêu tán tài lộc và bất an.
- Đặt bể cá dưới ban thờ
Theo phong thủy, bàn thờ mang hành Hỏa trong khí bể cá có nước mang hành Thủy, do đó sẽ tạo sự xung khắc giữa Thủy và Hỏa. Mặt khác, bàn thờ thuộc tĩnh trong khi bể cá mang tính động nên sẽ làm ban thờ không thể tụ khí.
- Đặt thác nước phong thuỷ gần, dưới ban thờ
Giống như bể cá, thác nước, đài phun nước thuộc Thủy sẽ khắc bàn thờ thuộc Hỏa là điều rất kiêng kị. Hơn nữa, thác nước, đài phun nước có tính động trái ngược với ban thờ cần yên tĩnh cũng là điều nên tránh.
6. Những nguyên tắc cần phải nhớ trong thờ cúng gia tiên
Nghi thức cúng tổ tiên
Trong thờ cúng có nguyên tắc "đông bình tây quả”, tức là gia chủ phải đặt bình hoa ở bên phải, còn trái cây, rượu và nước ở bên trái. Sau đó, gia chủ phải đốt đèn (có thể dùng đèn điện) thắp hương, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương/nhang/đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên về.
Nghi lễ mời ông bà tổ tiên dùng cơm ngày giỗ Tết
Khi cúng làm thế 2 tay chắp vào để ngang ngực và cúng khấn.
- Cúng: Bày lễ và tiến hành thủ tục trang trí, thắp hương, bật đèn thờ cúng, lạy để tỏ lòng hiếu kính, và cầu xin phước lành.
- Khấn: Nói nhỏ trong miệng về các thông tin cá nhân của gia đình rồi cầu xin sự che chở, bảo hộ, may mắn từ Thần linh, tổ tiên. Sau khi khấn, thì phải vái – đây là hành động thay cho lời chào kính cẩn.
- Vái: Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng lên xuống 2,3,4 hoặc 5 vái.
- Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành vô bờ. Tùy trường hợp mà lạy 2,3,4, 5 lần.
Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau bạn cần chú ý:
- Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái: Hai lạy thường dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ.
Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em,... nên lạy 2 lạy.
- Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Đây là nguyên tắc phải theo.
- Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái: Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần. Bốn vái cũng được dùng trong trường hợp này khi không thể áp dụng thế lạy.
- Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Ngày nay, trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ cũng thường lạy 5 lạy.
7. Bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất
Có nhiều bài văn khấn gia tiên mùng 1 và bài văn khấn gia tiên ngày rằm khác nhau. Tuy nhiên, thực chất thì ý nghĩa cúng mùng 1 hay cúng ngày rằm đều là một, nên cách thức - nghi lễ cúng gia tiên đều giống nhau. Dưới đây là bài văn khấn ngày mùng 1 cũng như bài văn khấn ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo:
Bài cúng gia tiên ngày rằm mùng một hàng tháng
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con là …………………………………………..
Ngụ tại ……………………...…. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này,
– Hương hồn gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!”
Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý khi thờ cúng mà chúng tôi sưu tầm được. Hy vọng thông tin sẽ đem lại hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, gốm 10 xin gợi ý các sản phẩm bài trí bàn thờ từ tối thiểu đến đầy đủ nhất để các bạn tham khảo! Bạn đang muốn chọn mua đồ thờ cúng? Hãy để lại SĐT ở messenger, zalo hoặc liên hệ cho gốm 10 theo Hotline: 096.111.1010 - 081.888.1010 để được tư vấn chu đáo.