Cũng chính bởi lý do này mà đây được xem là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong năm. Vậy mâm cơm cúng giỗ được chuẩn bị như thế nào để tươm tất và trọn vẹn nhất? Hi vọng những chia sẻ sau đây của Gốm 10 sẽ mang đến cho các bạn câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất, giúp bạn - một nàng dâu mới sẽ ghi được điểm tuyệt đối trong mắt mọi người nhé!
1. Ý nghĩa tâm linh đặc biệt của ngày giỗ
Một trong những nét đẹp văn hóa của người Á Đông được lưu giữ từ đời này sang đời khác đến tận ngày nay đó chính là nghi lễ cúng giỗ. Vì vậy, ngày giỗ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thường trong gia đình sẽ không thể quên được ngày này.
Mâm cơm cúng giỗ này là biểu trưng cho tấm lòng thành kính, sự biết ơn và thương xót, tưởng nhớ đến người đã khuất trong gia đình. Không những thế, đây còn là dịp để cả gia đình quây quần, sum vầy bên nhau, cùng nhau bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất. Vì vậy, đây chắc chắn sẽ là ngày gia chủ cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất cho mọi công việc đặc biệt là việc làm cơm cúng giỗ.
2. Những cột mốc giỗ quan trọng trong gia đình cần nhớ khi làm cơm cúng giỗ
Giỗ đầu (còn gọi là giỗ tiểu tường)
Giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên của người đã khuất sau 1 năm. Dù vậy, thời gian 1 năm chắc hẳn vẫn chưa đủ để người ở lại vơi đi nỗi đau cũng như sự thương nhớ đối với người đã khuất. Vì vậy, nghi lễ giỗ đầu thường được tổ chức khá long trọng và trang nghiêm, không khác như ngày chịu tang năm trước, con cháu vẫn mặc tang phục trong ngày giỗ đầu này.
Giỗ hết (còn gọi là giỗ đại tường)
Giỗ hết là ngày giỗ sau 2 năm của người mất. Vào ngày này, con cháu vẫn sum họp đầy đủ nhưng nỗi đau đã vơi đi nhiều so với ngày giỗ đầu. Mâm cơm cúng giỗ vào ngày này cũng được tổ chức khá cầu kỳ, cẩn thận và đầy đủ để thể hiện lòng thành kính cũng như sự nhớ thương của người còn sống đối với người đã mất.
Giỗ thường (cát kỵ)
Giỗ thường hay còn gọi là cát kỵ có nghĩa là ngày giỗ lành. Đây là ngày giỗ được tổ chức sau sau khi người mất đã mất được 3 năm. Trong ngày giỗ này, không khí trong gia đình đã bớt ảm đạm, sầu thương hơn đồng thời gia chủ cũng mời ít khách hơn so với giỗ đầu, giỗ hết và thậm chí chỉ là sự quây quần đầy đủ của những thành viên trong gia đình.
Ngày giỗ này của người mất thường sẽ được duy trì đến hết 5 đời sau đó. Bởi theo quan niệm tâm linh của người xưa, sau thời gian 5 năm này, linh hồn của người quá cố sẽ được siêu thoát và đầu thai làm kiếp người nên sẽ không hậu thế về sau không cần thiết phải cúng giỗ nữa.
3. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
3.1 Mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc
Ở miền Bắc nước ta, mâm cơm cúng giỗ thường được thực hiện khá đơn giản tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự đầy đủ và trọn vẹn để dâng lên người đã khuất trong gia đình. Theo đó, trong mâm cơm dùng để cúng giỗ ở miền Bắc sẽ bao gồm những món cơ bản như sau:
- Gà luộc (có thể thay thế bằng thịt lợn luộc)
- Xôi gấc (hoặc có thể sử dụng xôi đỗ lạc, đỗ xanh)
- Cơm trắng và trứng gà luộc
- Giò chả
- Bánh chưng
- Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ
- Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn
- Thịt đông cùng với dưa chua
- Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà...
- Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm ...
Để mâm cỗ cúng thêm phần hấp dẫn và đa dạng các món ăn, gia chủ có thể dành thêm thời gian để chuẩn bị những món ăn khác như nộm hay nem rán, trứng rán,….cũng như một số món tùy thích khác. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể sử dụng các món ăn là đặc sản của vùng miền mình để bày trên mâm cơm cúng giỗ.
3.2 Mâm cơm cúng giỗ ở miền Trung
Người miền Trung có một đặc điểm chung đó là khá cầu kỳ trong các món ăn trong thờ cúng, đặc biệt là người Huế (do sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa cung đình Huế). Vì vậy, mâm cơm cúng giỗ ở miền Trung thường được chuẩn bị rất cầu kỳ, chu đáo. Theo đó trên mâm cơm cúng ngày giỗ, các món ăn sẽ được phân thành 4 loại đó là: món canh, món xào, món từ tôm cá và các món từ thịt. Cụ thể, thực đơn trong mâm cúng này được mang đến như sau:
- Đối với món canh
+ Canh khổ qua nhồi thịt.
+ Canh củ hầm thịt bò.
+ Canh măng xương.
+ Canh bún giò hay lòng gà.
- Đối với món luộc
+ Thịt heo luộc
+ Thịt gà luộc
+ Thịt vịt luộc.
- Đối với món xào
+ Đậu cove xào
+ Su su xào
+ Khoai tây chiên
+ Xào thập cẩm
- Đối với món chiên, nướng
+ Tôm chiên
+ Cá chiên
+ Thịt heo chiên
+ Chả giò chiên.
3.2 Mâm cơm cúng giỗ ở miền Nam
Người miền Nam lại có lối sống cởi mở và giản dị hơn nhiều so với các miền khác. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam thường có phần đơn giản hơn, vẫn là các món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mâm cúng bao gồm các món sau:
- Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi đến hương vị đặc trưng miền Nam.
- Thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.
- Món hầm (thịt heo hầm) thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, đây là loại măng ngon nhất vùng Nam Bộ (ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu).
- Món xào là món thịt bị bó buộc về hình thức bên ngoài như xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, hầu như không dùng thịt rừng.
4. Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau, việc chuẩn bị và làm mâm cơm cúng giỗ ông bà đơn giản hay giỗ đầu người thân trong gia đình, gia chủ cần lưu ý chuẩn bị những gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được câu trả lời chi tiết, đầy đủ nhất. Vậy để có được những kinh nghiệm hữu ích trong vấn đề này, các bạn có thể tham khảo những lưu ý quan trọng sau đây:
-
Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món ăn để làm cơm cúng giỗ.
-
Trên mâm cơm cúng, không đặt các món gỏi, sống hay có mùi tanh.
-
Không nên có các món từ cá mè, cá sông.
-
Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa mới. Nên có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái thì càng tốt. Tránh dùng chung với chén đĩa thừa ngày sử dụng.
-
Không nên sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để làm mâm cúng giỗ.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Trên đây là 3 mâm cơm cúng giỗ đặc trưng ở 3 miền đất nước khác nhau trên dải đất hình chữ S. Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hoá ẩm thực riêng biệt, đặc trưng cho vùng miền khác nhau. Song cho dù mâm cỗ có cầu kỳ sang trọng hay giản đơn bình dị thì những mâm cỗ này đều thể hiện lòng biết ơn, tình cảm của con cháu trong gia đình với bậc tổ tiên đã khuất - là nét văn hoá đặc sắc của người Việt bao đời nay.
5. Cách lựa chọn bộ đồ ăn thờ cúng chuẩn đẹp
Việc chọn được 1 bộ đồ thờ phù hợp với bàn thờ không phải là điều dễ dàng. Mỗi một căn nhà sẽ có kích thước phòng thờ, ánh sáng, không gian, kiểu thiết kế khác nhau. Mỗi một kiểu phòng thờ sẽ chỉ phù hợp với một bộ đồ thờ nhất định. Vậy làm thế nào để chọn được những đồ dùng, vật dụng cúng gia tiên phù hợp nhất?
Trong các dòng sản phẩm đồ ăn vô cùng đa dạng của Gốm 10, thì những mẫu bộ đĩa kiểu, bộ đĩa hoa mặt trời, bộ đĩa hình cánh hoa, bộ đĩa cánh tiên, bộ đĩa hình lá…. được khách hàng lựa chọn nhiều nhất vì sự tiện lợi, và khi bày biện đồ ăn lên vô cùng bắt mắt.
Đối với những bộ đồ ăn làm mâm cơm thờ cúng, thay vì lựa chọn những mẫu có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thì khách hàng thường lựa chọn sang những mẫu thuộc dòng men cổ như: Men lam cổ, men tràm cổ, men rạn cổ… để phù hợp với sự tôn nghiêm, trang trọng trong không gian thờ tự. Họa tiết của sản phẩm cũng được khách chọn sao cho phù hợp như vẽ hoa sen, vẽ hoa văn cổ, hoa dây…
Hoặc với những khách hàng yêu thích sự trẻ trung, nhã nhặn thì mẫu đồ ăn thuộc dòng men trắng, hay men kem với họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng sẽ là gợi ý rất đáng để tham khảo.
Bộ đĩa hoa mặt trời men kem vẽ hoa đào xanh
Thay vì chuẩn bị những mâm cổ cầu kì, rồi cắt tỉa rau củ để trang trí công phu thì việc nhanh và đơn giản hơn là sắm ngay một bộ đồ ăn đẹp giúp các mẹ, các chị có mâm cơm đẹp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu như bạn cần sự tối giản, nhỏ gọn, ko cầu kì, kiểu cách thì Gốm 10 có những bộ đồ ăn truyền thống cũng rất phù hợp để làm bộ đồ ăn thờ cúng:
Bộ đồ ăn men lam cổ vẽ sen dây
Bộ đồ ăn men lam cổ vẽ rồng phượng hóa
Qua bài viết trên mong rằng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng, dù mâm cỗ có cầu kỳ sang trọng hay giản đơn bình dị thì những mâm cỗ này đều thể hiện lòng biết ơn, tình cảm của con cháu trong gia đình với bậc tổ tiên đã khuất - là nét văn hoá đặc sắc của người Việt bao đời nay.
- Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Gốm 10
- Top 50 thương hiệu độc quyền, uy tín tại Việt Nam 2017 - Thương Hiệu mạnh ASEAN 2018 - Top 10 Thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng 2020
- Địa chỉ: Số 22 đường Chợ Chiều, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Website: https://gom10.vn
- Fanpage : https://www.facebook.com/Gom10vn
- HOTLINE: 096 111 1010
- HOTLINE: 081 888 1010