1. Tại Sao Phải Thắp Hương Khi Thờ Cúng
Việc thắp hương từ lâu đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam và trở thành một nét đẹp tín ngưỡng vô hình không thể gỡ bỏ. Từ rất lâu về trước khi có một loại vật liệu được đốt trong lửa sẽ tỏa ra mùi hương và khói bay nghi ngút khiến con người dễ chịu và tạo nên trường khí thanh tịnh, gạt được khí lạnh xung quanh.
Đối với nguồn gốc của tập tục thắp hương khi thờ cúng nói chung có lẽ sẽ không có ai đưa ra được một lý giải chi tiết nào nhưng cho đến nay.
Đặc biệt cho đến ngày nay, nhiều người cũng đã khẳng định rằng bản thân thắp hương chính là hình thức “liên lạc” và khấn cầu tới chư vi thần linh cũng như gia tiên.
Và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi về tại sao phải thắp hương vào mỗi dịp thờ cúng lớn nhỏ từ trước đến nay.
Bát hương được xem là nơi mà tổ tiên trú ngụ, nên cũng là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu, của những người đang sống đới với những người đã khuất. Vì vậy cứ đến ngày lễ tết, ngày rằm, mùng một thì hầu hết tất cả các gia đình đều thắp hương để tưởng nhớ đến tổ tiên và còn mong ước tổ tiên sẽ phù hộ, sức khỏe, sự may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
2. Ý Nghĩa Đặc Biệt Khi Thắp Hương Thần Tài
Thắp hương trong nghi lễ văn hóa của Phật Giáo cũng như chư vị Thần Linh là một trong lục vật cúng dường không thể thiếu. Chính vì vậy việc sắm sửa nhang lễ và thắp hương Thần Tài thể hiện lòng thành của người cúng qua làn khói hương nghi ngút mỗi lần khấn bái.
Đặc biệt ý nghĩa của việc thắp hương thần linh càng trở nên trang nghiêm khi sử dụng hương trầm và dâng hương không chỉ bằng tấm lòng thành kính mà còn là chánh niệm của gia chủ. Vậy nên thắp hương được ví như sợi dây kết nối tại dương thế với thế giới tâm linh trong mỗi người.
Đúng như những câu ca dao xưa từng có câu:
“Vẫn còn đây những lời ru
Vờn bay phảng phất cho dù tháng năm
Tổ tiên một nén nhang trầm
Nối dòng máu đỏ âm thầm thiết tha”
Hay trong Kinh Phật cũng nhắc đến một bài kệ và ý nghĩa của việc thắp hương cúng dường với mong cầu được khói hương gửi đến Đức Phật hay chư vị Thần Linh như sau:
“Nguyện đem lòng thành kinh
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo”
3. Thắp Bao Nhiêu Nén Hương Trên Ban Thờ Thần Tài - Thổ Địa
Việc thờ cúng trong gia đạo nói chung hay thờ Thần Tài - Thổ Địa nói riêng một khi tiến hành chuẩn bị, gia chủ nên cần tìm hiểu tỉ mỉ trước dù đối diện với vấn đề: “Ban Thần Tài thắp mấy nén hương” tưởng chừng đơn giản và bị nhiều người vô hình chung bỏ qua điểm này.
Nên Thắp Hương Ban Thần Tài Chẵn Hay Lẻ
Số lượng thắp hương trên ban thờ chẵn hay lẻ được nhiều chuyên gia nghiên cứu khẳng định theo “Thuyết âm dương lưỡng hợp”. Bởi số lẻ được đại diện cho dương thế, còn số chẵn biểu trưng cho cõi âm.
Nên số dương bé nhất là 1, âm bé nhất là 2 và tổng hai số đó bằng 3 – con số hòa hợp giữa âm – dương kết hợp, cũng chính là biểu tượng cho hanh thông thuận lợi, may mắn. Chính vì vậy khi tiến hành thắp hương tại ban Thần Tài, gia chủ nên thắp theo số lẻ và dưới đây là ý nghĩa chi tiết của số lượng nén hương khi thắp nhé!
3.1 Ý Nghĩa Thắp 1 Nén Hương
Nên thắp 1 nén hương trên ban Thần Tài vào buổi sáng tại văn phòng, cửa hàng kinh doanh vì số 1 đại diện cho người sống tại dương thế mong cầu được Thần Linh hộ trì có lộc buôn bán và may mắn.
Ngoài ra khi thắp 1 nén hương được gọi là bình an hương trong gia đạo, để duy trì nhiều việc được an sự nên cắm 1 nén hương mỗi buổi sáng và tối.
3.2 Ý Nghĩa Thắp 3 Nén Hương
Số 3 trong khái niệm phong thủy cũng như ý nghĩa trong thờ cúng tâm linh được rất nhiều để ý và coi trọng, điển hình như số 3 đại diện cho quan niệm về ngôi vị Tam Bảo (Phật – Pháp Tăng) hay Tam giới (Dục – Sắc – Vô sắc), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ). Vì thế trong sân chùa thường đặt 3 đỉnh hương to mà nhiều người thắc mắc.
Còn với phong thủy, số 3 chính đại diện cho: Thiên – Địa – Nhân.
Trong gia đạo theo đạo Phật khi thắp 3 nén hương được gọi là Tam bảo hương, trong đó Tam bảo gồm: Phật, Pháp – kinh phật, Tăng – người xuống tóc xuất gia.
Đối với theo Đạo Giáo và thắp 3 nén hương là Tam thanh hương, trong đó: Ngọc thanh: thiên tôn nguyên thủy, Thượng thanh: thiên tôn linh bảo, Thái thanh: thiên tôn đạo đức.
Cuối cùng khi thắp 3 nén hương cần lưu tâm rằng:
- Nén hương giữa: hương Giáo chủ (hương hưởng chủ)
- Nén bên trái: hương tả Thanh Long
- Nén bên phải: hưởng hữu Bạch Hổ
Ý nghĩa từ việc thắp 3 nén hương chính là hồi hương theo răn dạy của tổ đường Phật thánh cũng như định nhang tâm thân không không bao giờ thay lòng đổi dạ – lòng thành như nguyện.
Hơn hết số 3 chính là biểu tượng cho âm dương hài hòa, mang thanh tâm nhẹ nhàng, không sân si trần hồng!
3.3 Ý Nghĩa Thắp 5 Nén Hương
Khi thắp 5 nén hương tượng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ hay còn gọi là Thiên địa ngũ hành hương. 5 nén hương được gia chủ thắp khi trong gia đình có lễ cúng mang tính chất tập thể như của dòng họ, dòng tộc cầu Ngũ hành, Ngũ thổ và Ngũ hương với mong muốn cầu an, hưng vượng.
3.4 Ý Nghĩa Thắp 7 Nén Hương
Thắp 7 nén hương được gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh Hương: Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành, Giao Quang.
Trong trường hợp thắp 7 nén để mời Thiên tướng và Thần Linh về dương thế, chính vì thế nếu không phải việc cần thiết thì gia chủ tuyệt đối không thắp 7 nén nhang bừa bãi.
3.5 Ý Nghĩa Thắp 9 Nén Hương
Khi thắp hương và xin cầu cá nhân người ta cũng thường xin vía bằng cách thắp 9 nén nhang – hay còn gọi là Cửu liên hoàn hương được xếp theo 3 hàng, 3 cột. Hàng hương đầu thỉnh mời Ngọc Hoàng Thượng Đế, hàng sau thỉnh Thập Điện Diêm Vương.
Vậy từ những ý nghĩa từng số lượng nén hương, gia chủ đã có những cái nhìn tổng quan rõ ràng về ban Thần Tài thắp mấy nén hương. Vì thế đối với ban Thần Tài – Thổ Địa khi thắp hương hàng ngày, anh chị nên tiến hành thắp 1 nén, còn khi lập lại ban thờ mới hoặc di chuyển bát hương mới thì thắp 3 nén hương.