1. Bát cơm cúng và ý nghĩa của bát cơm cúng
Bộ bát đĩa thờ là đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thần phật. Phong tục thờ cúng là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt, tuy có sự khác nhau đôi chút giữa các vùng miền nhưng tục lệ này hầu như vẫn còn được giữ gìn ở mọi gia đình Việt Nam
Đầu tiên, đôi đũa thờ trên bàn thờ nhắc nhớ đến "cây tre" một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự mạnh mẽ, dai dẳng và đoàn kết của người dân Việt. Như câu truyền ngôn “Ở đâu có cây tre gai, nơi đó là đất của người Việt” đã nêu, cây tre được coi là biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Gắn liền với đũa thờ, bát cơm cúng cũng được sử dụng nhiều trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Đây là vật dụng quen thuộc trên mâm cơm gia đình. Vượt qua ý nghĩa của món đồ vật thông thường, chén cơm cúng còn mang nhiều giá trị ý nghĩa truyền thống.
Nếu đũa thờ là biểu tượng cho sự yêu thương và gắn kết thì bát thờ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm no và tròn đầy.
Bát cơm cúng được sử dụng nhiều trong thờ cúng vào mỗi dịp giỗ chạp hay lễ tết, được dùng để đựng cơm để thực hiện nghi lễ cúng bái. Tại một số địa phương, người ta có quan niệm âm dương luôn có một ranh giới nhất định, bát cơm cúng phải sử dụng bát cơm riêng chứ không dùng lẫn với bát ăn hàng ngày.
Thêm đó, với những bát cúng dùng để cúng chay sẽ đem đến sự tinh khiết của món ăn. Việc bài trí bát cơm trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ cũng thể hiện sự chu đáo của gia chủ, đem đến cho không gian thờ tự sự trang trọng và tinh tế.
Cũng giống với các vật phẩm thờ khác, bát cơm cũng được xem là tượng trưng cho linh khí của trời đất, là thứ khí thuần khiết và thanh sạch, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên và thần phật, đi liền với mong cầu sự đủ đầy và những điều tốt đẹp.
Việc sử dụng bát cơm thờ thể hiện cho câu “Sống sao thác vậy”, có ngụ ý là tuy người thân đã mất nhưng lòng kinh mến của những người trong gia đình đối với người quá cổ vẫn giống như lúc họ còn sinh tiền. Cúng bát cơm cũng từ quan niệm đó.
Bên cạnh đó, bát cơm còn có nguồn gốc từ cây lúa, đại diện cho một nền văn minh của người Việt. Việc đặt bát cơm trên bàn thờ không chỉ thể hiện sự chăm lo của con cháu với gia tiên mà còn như lời nhắc nhở về nguồn gốc, nhớ đến cội nguồn của dân tộc, một nền văn minh lúa nước.
Ngoài ra, bát cơm cúng người chết trên bàn thờ còn đại diện cho linh khí của trời đất, tượng trưng cho sự thuần khiết và trong sạch. Người ta tin rằng, bát cơm sẽ giúp thu hút hơi, âm khí của người vừa mới qua đời vào bát cơm.
2. Bát cơm cúng được bài trí như thế nào?
Theo quy tắc Tam Tài (Thiên Địa Nhân), phải bày ba bát cơm, ba đôi đũa và ba chén rượu hay nước trên bàn thờ tượng trưng cho Tam Tài là Thiên, Địa , Nhân, tức là Trời, Đất và Người. Điều này liên quan đến lẽ biến dịch của vũ trụ, người được coi là nơi quy tụ đức của trời đất. Khi cúng, mỗi người thường thắp 3 nén nhang cũng là nằm trong ý nghĩa này.
Tuy nhiên, việc bài trí bát cơm cúng cũng phụ thuộc theo quan niệm của từng vùng miền. Cũng có những ban thờ lớn, được bài trí 3 bát thờ.
Ngoài ra, ở một số nơi tin vào phong thủy, họ cho rằng số lượng bát đĩa bày trên bàn thờ không thể tùy tiện. Số lượng ấy thường phụ thuộc vào vị trí người đàn ông trong gia đình hoặc dòng họ. Có 2 trường hợp như sau:
- Người đàn ông là trưởng tộc thì sẽ phải sắp 9 chiếc bát chồng lên nhau và bên cạnh là 9 đôi đũa.
- Người đàn ông không phải con trưởng thì chỉ cần đặt 5 chiếc bát và 5 đôi đũa. Số 5 trong phong thủy tượng trưng cho ngũ hành, mang ý nghĩa ngũ đại đường đồng.
Cụ thể vị trí cách bày bát đũa cúng trên bàn thờ chuẩn phong thủy như sau:
- Bát cúng được đặt ở vị trí trước bát hương và ở giữa chân đèn dầu và lọ hoa.
- Bát cúng thường được xếp chồng lên nhau. Phía trên cùng sẽ đặt 2 bát cúng úp vào nhau với ý nghĩa tròn vẹn, viên mãn.
- Bên cạnh bát cúng thì không thể thiếu bộ đũa thờ. Bộ đũa thờ không đặt thành từng bó trên bát cúng mà sẽ xếp và giá theo hình nan quạt. Vị trí của đũa thờ được đặt ở vị trí trung tâm trước bát hương ở chính giữa.
Lưu ý: Người Việt xưa nay thường quan niệm bàn thờ là nơi linh thiêng chính vì vậy đồ vật đặt trên bàn thờ tuyệt đối không được mang xuống sử dụng như đồ gia dụng thông thường. Chính vì vậy, người dân thường mua riêng biệt một bộ bát đĩa đặt sẵn trên bàn thờ để tiện cho việc cúng cơm.
3. Tại sao nên chọn bát cơm cúng chất liệu gốm sứ?
Cùng với sự phát triển của đời sống tâm linh, các sản phẩm đồ thờ nói chung và bát cơm thờ nói riêng được làm theo nhiều chất liệu khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là đồ thờ bằng đồng và đồ thờ bằng gốm sứ.
Trong đó, những mẫu đồ thờ chất liệu gốm sứ vẫn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.
Theo quan niệm phong thủy, Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ là 5 yếu tố tạo nên trời đất. Đây cũng là lý thuyết cơ bản khi bài trí bộ đồ thờ. Sự dung hòa và kết hợp của các yếu tố phong thủy giúp các luồng khí được cân bằng, đem đến giá trị phong thủy tốt đẹp.
Thông thường, trên bàn thờ gia tiên, bài vị bằng gỗ tượng trưng cho Mộc, chén nước đặt trên bàn thờ đại diện cho hành Thủy, ngọn nến và đèn dầu tượng trưng cho hành Hỏa và vật phẩm chất liệu gốm sứ tượng trưng cho hành Thổ. Chính vì thế, chọn vật phẩm thờ chất liệu gốm sứ sẽ đem đến sự hài hòa và tác dụng phong thủy tốt đẹp.