1. Ý nghĩa của Bát hương quả lựu cổ
- Với óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa, chiếc bát hương được thiết kế dựa trên hình dáng của trái cây mang ý nghĩa phong thuỷ đem lại sự âm no, hạnh phúc. Chiếc bát đầy quả căng mọng có nghĩa rằng cây cối cũng sai trĩu quả, có ý nghĩa mùa màng bội thu, nhân dân no đủ.
- Hoa lựu thường nở vào đầu hè và kết rái vào mùa thu. Hoa Lựu cùng với hoa đào, phật thủ và hải đường được gọi là “ hoa tứ quý”. Quả lựu, quả đào, quả phật thủ được cho là 3 loại quả đại cát. Ba loại quả đại cát này hợp lại với nhau thì có thể mang lại lời chúc “ tam đa”( ba thứ nhiều), tức là đa tử ( nhiều con), đa thọ (nhiều thọ), đa phúc (nhiều phúc).
Liên hệ với hình ảnh trên Gốm 10 cũng có những sản phẩm gợi ý như cốc Phật thủ để đựng quả Phật thủ, một số các chi tiết của bộ đồ thờ có hoạ tiết quả đào trên đó trông rất đẹp.
- Quả lựu có nhiều hạt, “ Hạt” chữ Hán gọi là “tử” đồng âm với “tử” có nghĩa là ‘”con cái”. Do đó quả lựu biểu tượng cho con cháu đầy đàn, sung túc. Hình họa này thường thể hiện quả lựu chín khi tách vỏ ra để lộ những hạt đỏ gọi là “ lựu nở trăm con” hoặc “ lựu hé miệng cười”.
2. Một số mẫu bát hương quả lựu cổ được ưa chuộng
Bát hương dáng quả lựu cổ vẽ rồng
Trong văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam, Rồng biểu tượng cho quyền uy của nhà vua. Rồng cũng là linh vật đứng đầu trong tứ linh “long, ly, quy, phụng” trong đó Rồng đóng vai trò giúp mưa thuận gió hoà, sự sống sinh sôi nảy nở.
Hình ảnh Rồng trên bát hương là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh và ẩn trong đó những giá trị nhân văn của nền văn minh cổ xưa. Bát hương rồng phản chiếu trí tuệ và là ước mong có được cuộc sống an lành, tròn đầy viên mãn.
Bát hương men lam vẽ rồng dáng quả lựu
Bát hương quả lựu Phúc Lộc
Bát hương dáng quả lựu cổ vẽ sen
Hoa sen tượng trưng cho phẩm chất, ý chí mạnh mẽ của người dân Việt Nam. Biểu tượng hoa sen mang lại sự bình an, thanh thản cho gia chủ. Đặc biệt sử dụng bát hương trang trí hoa sen có thể hóa giải được vận khí, mang đến sự may mắn, hạnh phúc cho gia đình.
Bát Hương dáng quả lựu cổ vẽ hoa sen được các nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng chế tác hoàn toàn thủ công với sự hội tụ các yếu tố ngũ hành tượng trưng cho sự giao thoa của đất trời, của âm dương. Đặc biệt họa tiết hoa sen được vẽ tay hoàn toàn, nghệ nhân đã dùng dòng men lam cổ hài hòa đem đến sự nổi bật và ấn tượng.
Chất liệu men lam cổ được nung ở nhiệt độ cao tạo nên vẻ bề ngoài vô cùng đặc sắc, mà chỉ có riêng Bát Tràng mới có tạo cho sản phẩm sự cổ kính, thiêng liêng và bền màu với thời gian.
Bát hương men lam vẽ sen dáng quả lựu
Bát hương dáng quả lựu dán decal vàng kim
Nếu bạn yêu thích sự sắc nét, nét uốn lượn đều tăm tắp và giá thành rẻ, bạn có thể chọn bát hương có hoạ tiết decal. Đối với bát hương dán decal cần trải qua 2 lần nung, lần 1 nhiệt độ trên 1200 độ C để sản phẩm thành sứ, lần lửa nung thứ 2 khoảng 800 độ C để decal vàng kim cháy bám chặt trên nền sứ. Mỗi bước thực hiện đều phải công phu và tỉ mỉ.
Bát hương dáng quả lựu họa tiết rồng vàng kim
3. Hướng dẫn sắp xếp số lượng bát hương trên ban thờ
- Bàn thờ Thổ địa, Thần tài
Vì bàn thờ Thổ địa - Thần tài có kích thước nhỏ và được đặt ở góc nhà nên thường bạn sẽ chỉ thờ 1 bát hương. Bát hương này sẽ đặt chính giữa ban thờ, đằng trước thần Thổ địa và Thần tài.
Bộ ban thần tài - thổ địa men lam vẽ sen
- Bàn thờ gia tiên
Theo tín ngưỡng dân gian, số lượng bát hương đặt trên bàn thờ nên là số lẻ. Vì thế mà chúng ta dễ nhìn thấy hình ảnh có gia đình thờ 1 bát hương, có nhà lại thờ ba bát hương, tùy theo điều kiện từng gia đình, số lượng và cách sắp xếp các vị trí bát hương trên bàn thờ có số lượng khác nhau.
Ban thờ gia tiên gồm 1 bát hương
Cách sắp xếp vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên phổ biến nhất là bát hương thờ Thần linh ở giữa, gia tiên ở bên phải và bà cô ông mãnh nằm bên trái.
Bát hương Thần linh nằm ở vị trí trung tâm lúc nào cũng phải to lớn và nổi bật nhất. Vị trí của ba bát hương này phải cách đều nhau với khoảng cách trên 10cm.
Một lưu ý là thắp nhang và cúng cũng phải theo thứ tự. Chúng ta ưu tiên bàn thờ Thần linh trước, sau đó mới đến bát hương gia tiên và cuối cùng là bát hương thờ ông mãnh - bà cô. Như vậy, việc thờ cúng và mong được sự phù hộ sẽ có hiệu quả cao.
Ban thờ gia tiên gồm 3 bát hương
Bài viết trên là những kiến thức Gốm 10 sưu tầm và muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng chúng sẽ hữu ích với đọc giả.