1. Làng gốm cổ Bát Tràng
Nằm bên tả ngạn sông Hồng cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông nam. Bát Tràng là một làng gốm cổ truyền nổi tiếng của Việt Nam.
Suốt hơn 1.000 năm nay, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng. Trong lịch sử làng gốm, những loại gốm quý, độc đáo của nước ta, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như gốm men ngọc (thời Lý, Trần); Gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần - đầu thời Lê); Gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và Gốm hoa lam (cuối thời Lê - thời Nguyễn) đều đã được sản xuất ở Bát Tràng.
Đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bí quyết nghề nghiệp đặc biệt là khâu pha chế men được bảo vệ chặt chẽ, bí mật này chỉ được truyền cho con trai và những quy định trong các hương ước của Làng, hay của dòng họ.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng so với trước đây. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới về chủng loại, mẫu mã đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy,... Làng gốm sứ Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp mọi miền của đất nước về đây để sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...
Mỗi sản phẩm gốm sứ tại làng nghề này đều được các nghệ nhân chăm chút một cách tỉ mỉ, tinh tế bằng đôi bàn tay khéo léo và tài hoa của mình. Không những thế, gốm sứ Bát Tràng còn được làm theo những quy trình đặc biệt và vô cùng độc đáo. Tuy vậy nếu không phải người dân nơi đây, hay chỉ là khách du lịc thăm quan thì cũng không thể hiểu và biết hết được các công đoạn hay có những bước nào để hoàn thành được một sản phẩm chất lượng đưa tới tay khách hàng? Nếu cảm thấy tò mò thì các bạn đừng bỏ qua bộ 14 mô hình thợ làm gốm thú vị ngay dưới đây của Gốm 10 nhé!
Tìm hiểu thêm về : Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm cổ Bát Tràng
2. Mô hình tượng thợ gốm Bát Tràng
1. Mô hình tượng thợ Làm Đất
Điều quan trọng đầu tiên trong việc làm gốm đó là chọn đất sét. Đất sét ở đây phải là loại đất sét trắng, có độ dẻo cao, hạt mịn, khó tan trong nước thì khi làm ra sản phẩm gốm sứ mới đạt được chất lượng cao.
2. Mô hình tượng thợ Vò Đất
Đất sau khi được đưa về thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất sao cho phù hợp với sản phẩm.
Trước khi tạo hình sản phẩm người thợ sẽ phải nhào trộn đất thật đều.
3. Mô hình tượng thợ Vuốt Đất
Cách tạo dáng cổ truyền của người làng gốm Bát Tràng là làm gốm bằng tay trên bàn xoay. Trong công đoạn tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be chạch” ngay trên bàn xoay. Người thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay đồng thời dùng tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm.
4. Mô hình tượng thợ Đắp Nặn Đất
Đối với các sản phẩm đắp nổi, người thợ cần đắp từng chi tiết nổi thật tỉ mỉ và chính xác.
5. Mô hình tượng thợ In Bát
Người thợ cho đất vào khuôn để in sản phẩm.
Tất cả các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sau khi được tạo hình sẽ được gọi là hàng mộc. Với các hàng mộc này, sau khi rời khỏi bàn xoay, chúng sẽ được mang đi phơi sấy và sau đó là chỉnh sửa.
Việc phơi sấy hàng mộc phải đảm bảo rằng các sản phẩm không bị khô hay nứt nẻ cũng như không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Bên cạnh đó, gốm sứ Bát Tràng còn được phơi sấy hàng mộc bằng phương pháp hong khô bằng gió và nắng của tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay, gốm sứ Bát Tràng còn được sấy khô hàng mộc trong lò nhờ việc ứng dụng những phương pháp hiện đại hơn.
6. Mô hình tượng thợ Tiện Hàng Phơ
Người thợ tiện gọt các phần đất thừa trên sản phẩm, giúp sản phẩm tròn và mịn hơn.
7. Mô hình tượng thợ Sửa Hàng
Người thợ sẽ chỉnh sửa và kiếm tra lại một lượt hàng phơ trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. (tránh để các sản phẩm méo, hay lỗi thiếu hoặc thừa chi tiết)
8. Mô hình tượng thợ Trang Trí Sản Phẩm
Các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các loại hoa văn hoạ tiết. Nghệ nhân vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải thật hài hoà với dáng gốm, cách trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm chính là một tác phẩm nghệ thuật. Người thợ gốm sứ Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu…
9. Mô hình tượng thợ Nghiền Men
Người thợ làm gốm Bát Tràng thường quen sử dụng những cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy cho tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên đi và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các “dị” lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật
10. Mô hình tượng thợ Làm Men
Khi một sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh.
11. Mô hình tượng thợ Gánh Hàng
12. Mô hình tượng thợ Chuyển Hàng Vào Lò
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp.
13. Mô hình tượng thợ Đốt Lò
Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò, phân loại và sửa chữa các khuyết tật trước khi mang phân phối.
14. Mô hình tượng thợ Chuyển Hàng Ra Lò
Sau khi chuyến lò đã hoàn thành, sau một thời gian để nguội thì người thợ sẽ chuyển hàng ra khỏi lò, sau đó chọn lọc và phân loại hàng, để có thể đưa những sản phẩm chất lượng và đẹp nhất tới tay người dùng.
Tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng hiện nay, một quy trình với các bước thực hiện như trên thường sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày. Theo đó, điều làm nên sự khác biệt hoàn toàn trong quy trình làm gốm sứ Bát Tràng này đó là tính thủ công. Vì vậy, đây đồng thời cũng là yếu tố giúp gốm sứ Bát Tràng trở nên đặc biệt hơn so với những sản phẩm gốm sứ thông thường được làm từ thiết bị máy móc hiện đại khác trên thị trường hiện nay.
Khi được làm thủ công bằng đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và tâm huyết của những người nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng thì dù các sản phẩm được trang trí bởi những hoa văn, họa tiết giống nhau cũng đều tạo cho người nhìn những cảm nhận riêng. Hơn thế nữa, mỗi sản phẩm này cũng đều mang nét độc đáo, ấn tượng và thu hút vô cùng riêng biệt và khó có thể bị hòa lẫn với nhau.
Qua 14 mô hình tượng thợ gốm trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn có thêm những thông tin thú vị và thực sự hữu ích. Đồng thời hy vọng những chia sẻ trên đây của Gốm 10 cũng giúp cho các bạn hiểu hơn về quy trình làm gốm sứ Bát Tràng cũng như những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mà mình đang sử dụng cũng như muốn tham khảo và lựa chọn thêm cho gia đình mình!
Xem thêm:
- Quy trình sản xuất Đồ Thờ Cúng cao cấp Bát Tràng tại nhà sản xuất Gốm 10
- Cùng nghệ nhân Làng Gốm Bát Tràng chế tác ấm trà Hồng Sa cao cấp
- Bát Đĩa Bát Tràng Được Sản Xuất Như Thế Nào?
- Theo Chân Chị Gái Ở Gốm 10 Tham Quan Xưởng Gốm Bát Tràng
- Một chuyến lò mới của Gốm 10 sẽ trông như thế nào?