Theo thời gian, các nghệ nhân làm gốm đã đưa tên tuổi, thương hiệu gốm Bát Tràng nổi danh khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như làm đồ cống phẩm, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.... Gốm Bát Tràng phát triển cực thịnh vào khoảng thế kỉ XV – XVII. Sản phẩm gốm Bát Tràng đã theo các thuyền buôn Trung Quốc và các nước Phương Tây đến với Nhật Bản cũng như nhiều nước ở Đông Nam Á và Nam Á.
Gốm Bát Tràng nổi tiếng đẹp nhờ có cốt gốm dày dặn và đặc biệt là màu men. Men là một chất liệu vô cùng quan trọng trong quy trình tạo nên những sản phẩm bắt mắt, tinh xảo tại Bát Tràng. Nhờ lớp men phủ mà các sản phẩm ở Làng nghề Bát Tràng luôn sáng bóng, bắt mắt, các họa tiết hoa văn lên hình sắc nét, chuẩn màu mè và giữ được hình màu thật lâu với thời gian.
Theo các nghệ nhân làng gốm, gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng là men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu và men rạn.
1. Men lam ( Hay còn gọi Men Rong Cổ )
Men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chỉ đến đen sẫm. Men lam được đun ở nhiệt độ khoảng 1200-1300oC, được dùng chủ yếu trong các loại bát đĩa, ấm chén, lọ hoa, đồ thờ...
Men lam được xem là loại men được sử dụng sớm nhất ở Bát Tràng từ thế kỉ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Những người thợ ở Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kĩ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men màu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung.
Các hình vẽ của men lam kém chau chuốt, hay bị chảy nhòe, khó nhận ra các họa tiết, về chạm nổi để mộc rất tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao.
Bộ ấm chén dáng quả hồng men lam cổ bọc đồng, đầy đủ phụ kiện
2. Men nâu
Trên các đồ gốm từ thế kỉ 14-15, men nâu được dùng để tô lên các đồ trang trí kết hợp với màu men nền trắng ngà. Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay còn gọi là màu bã trầu, loại men này không được bóng, trên bề mặt men thường có vết sần.Sắc và màu của men phụ thuộc vào xương gốm , men nâu được dùng xen lẫn với xanh rêu , men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu được giữ vị trí các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng Men nâu được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo ra các loại văn hóa rất độc lạ, người ta còn gọi là kỹ thuật khắc chìm, cạo nổi ngày nay. Biết được những hạn chế của men nâu, những người thợ gốm Bát Tràng đã sử dụng men nâu vẽ lên trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu sang màu vàng nâu
Bộ ấm chén dáng vuông men nâu chỉ đỏ vẽ hoa đào, bọc đồng
Thế kỉ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng, sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay
3. Men trắng ngà
Về bản chất đây là loại men trắng và có loại lại ngả sang màu vàng ngà, bóng khi nung đạt nhiệt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp lại trắng xám, sữa, đục. Cùng với kiểu dáng, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà được dùng làm nền phủ lên các họa tiết hoa văn vẽ màu lam, men nâu.
Bộ đồ ăn men trắng vẽ sen vàng kim
4. Men xanh rêu ( Men ngọc )
Vào thế kỉ 14 - 19, men ngọc được sử dụng khá nổi trội vào các dòng gốm Bát Tràng cổ cùng với men trắng và men nâu. Men ngọc, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỉ 16-17.
Men ngọc mang rất nhiều ý nghĩa to lớn vì chỉ có trên các loại gốm Bát Tràng cổ vào thế kỉ 16-17 với nhiều sắc độ khác nhau. Và có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.
Đôi lọ lộc bình đắp nổi công đào men ngọc, bọc đồng
5. Men rạn
Men rạn xuất hiện trong các dòng gốm Bát Tràng cổ vào cuối thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 20 và là loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Men rạn là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Sản phẩm được sản xuất theo xu hướng giả cổ, mang đến vẻ đẹp độc đáo .
Bộ ấm chén men rạn cổ bọc đồng dáng vại , cảnh sơn thủy, đầy đủ phụ kiện và khay
Trên đây là 5 loại men được dùng qua những thời kì tại làng gốm Bát Tràng, hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các loại men của Bát Tràng. Đồng thời giúp bạn chọn được cho mình loại màu men phù hợp cho sản phẩm của mình