1. Tại sao lọ lộc bình chính hãng Bát Tràng lại được ưa chuộng đến vậy?
Lọ lộc bình hay lục bình có hình dạng thân bình to, cổ thắt lại và phần miệng hơi loe ra. Hoa văn trên lộc bình Bát Tràng khá đa dạng như hình Công Đào, Tứ Cảnh, Bách Nhi Bách Phúc, Sơn Thuỷ Hữu Tình,… tất cả đều là hoạ tiết vẽ tay 100%. Lọ lộc bình Bát Tràng thường là một đôi và đi cùng 2 chiếc chân kê lục bình bằng sứ hoặc bằng gỗ gợi lên sự liên kết bền lâu.
Sở dĩ vật phẩm phong thuỷ lộc bình Bát Tràng được nhiều người lựa chọn bởi:
Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề làm gốm sứ có truyền thống lâu đời, là cái nôi của nền gốm sứ Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ở đây nổi tiếng không chỉ vì truyền thống lâu đời được lưu giữ qua bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ, mà còn bởi sự tinh tế trong từng đường nét thiết kế, hoa văn đẹp mê lòng người. Hơn nữa, lộc bình gốm sứ Bát Tràng còn là vật phẩm truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc, hướng người Việt nhớ về nguồn cội.
Bên cạnh đó, lộc bình Bát Tràng có kiểu dáng, hoa văn đa dạng phong phú phù hợp với nhiều nhu cầu khách hàng khác nhau. Ví dụ: Lộc bình gốm sứ đắp nổi Bát Tràng, Lộc bình men rạn, Lộc bình men lam cổ… với các mẫu trang trí đậm tính cổ truyền. Đồng thời, kích thước cũng rất đa dạng 1m, 1m4, 1m5, 1m8… phù hợp với nhiều không gian từ truyền thống đến hiện đại.
2. Cách chọn mua lọ lộc bình Bát Tràng đẹp, cao cấp, giá hợp lý
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức giá của lọ lộc bình Bát Tràng gồm có kích thước, nước men, hoa văn trang trí vẽ tay, vẽ thường, vẽ vàng, dát vàng… Sau đây là 3 cách chọn mua lọ lộc bình Bát Tràng hàng chuẩn và tốt nhất:
- Ngắm dáng lọ lộc bình: dáng lọ phải thẳng đứng cân xứng, bề mặt lọ không méo mó, miệng lộc bình phải tròn đều không cong vênh.
Khi gõ tay vào thành lọ lục bình phải có tiếng kêu vang trong, nếu có tiếng “cạch cạch” nghĩa là hàng bị dập gió. Hàng dập gió có thể phát hiện cách khác đó là khi bạn xoay vặn lọ lộc bình nó sẽ có tiếng dát sạn như đang lăn trên cát, còn đôi lọ nào chuẩn sẽ nghe tiếng êm.
- Xem nước men: Nước men nền trên lọ phải đều nhau, nếu loang lổ là do kỹ thuật phủ men không chuẩn, người làm được việc này ít nhất phải có 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Đối với lọ lộc bình men rạn, những đường rạn cũng phải đều nhau và rõ nét. Lọ lộc bình Bát Tràng gồm có 3 dòng men phổ biến nhất của lọ lộc bình Bát Tràng:
+ Lọ lộc bình men lam: men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban, được sử dụng sớm nhất tại làng nghề Bát Tràng, xuất hiện từ thế kỷ XIV. Nước men này có màu ngà xanh bắt mắt, nước men trong vắt, trơn bóng và láng mịn.
+ Lọ lộc bình men rạn: là loại men được sử dụng trong các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng giả cổ. Màu men này chỉ có màu mực xám duy nhất với các ô rạn có độ rộng từ 3cm đến 5cm. Để làm được men rạn đẹp đòi hỏi người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm, nếu không thành phẩm sẽ không thành công hoặc kém chất lượng.
Lộc bình men rạn còn có đặc điểm độc đáo đó là có một số bình được thêm chi tiết đắp nổi trên bề mặt lọ. Mục đích tạo điểm nhấn, làm nổi bật vẻ đẹp của lộc bình, đồng thời làm tăng thêm giá trị của sản phẩm.
+ Lọ lộc bình men màu: Men màu là tổng hợp các màu men khác nhau như men đỏ, men nâu, men vàng, men vuốt… Mỗi dòng men khác nhau lại có điểm đặc trưng và thu hút riêng từ màu sắc đa dạng cho đến mẫu mã phong phú.
Ngoài ra, choé đại men màu thường được nghệ nhân đắp nổi, vẽ vàng hoặc dát vàng lên hoạ tiết để tô điểm cho đôi choé thêm phần xa hoa và làm tăng giá trị cho sản phẩm.
- Về đường nét vẽ, hoa văn: đây là bước quan trọng trong đánh giá chất lượng của lọ lộc bình Bát Tràng.
Với hàng vẽ thường thì không mất nhiều thời gian, ít tốn công phu hơn hàng vẽ kỹ nên giá thành sẽ rẻ hơn hàng vẽ kỹ, tỉ mỉ. Đối với lọ lộc bình được làm kỹ thì phải cẩn thận hoạ từng nét nhỏ, trung bình để hoàn thành một lọ lộc bình vẽ kỹ thì cần ít nhất 3 người thợ vẽ như một thợ bổ khung (tạo khung cơ bản, chia các ô để vẽ họa tiết trên lọ), một thợ vẽ họa tiết nhỏ ở miệng và đáy lọ lộc bình, và còn lại là thợ chính. Người thợ chính này sẽ vẽ các họa tiết, vẽ các cảnh chính trên thân lọ lộc bình một các tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Gọi người thợ Bát Tràng này là nghệ nhân cũng không sai vì họ phải có kinh nghiệm vẽ lâu năm trong nghề, ít nhất là 10 năm mới vẽ được các cảnh chính có độ khó cao trong lọ lộc bình Bát Tràng vẽ kỹ.
Thời gian để sản xuất lọ lộc bình vẽ kỹ thường rất lâu có thể gấp 2 đến 3 lần thời gian làm đôi lọ lộc bình hàng thường. Chính vì đã đầu tư rất nhiều chi phí cả về công thợ, nguyên liệu và thời gian nên giá của đôi lọ lộc bình Bát Tràng hàng kỹ thường cao hơn nhiều tuỳ theo độ phức tạp của lọ lộc bình.
3. Cách bài trí lộc bình Bát Tràng chuẩn phong thủy, đẹp sang
Lọ lộc bình Bát Tràng có nhiều hoạ tiết khác nhau, mỗi hoạ tiết lại mang ý nghĩa của mình. Nhưng chúng có điểm chung chính là cách bài trí giúp khai thông nguồn vượng khí mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Theo các chuyên gia phong thủy, khi trưng bày lộc bình Bát Tràng thì nên chơi theo đôi và không dùng số lẻ. Nếu lộc bình có chất liệu bằng thủy tinh, gốm, sứ thì thuộc hành Thổ và được bố trí ở góc Tây Nam. Ở góc Tây và Tây Bắc thì nên sử dụng loại bình có cả hành Kim. Không được để lộc bình đối diện với cửa chính vì sẽ khiến cho tiền bạc hao hụt. Trong các gia đình Việt, người dân thường trưng bày đôi lộc bình tại 2 bên ban thờ gia tiên để tạo sự sang trọng và trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
Lọ lộc bình Bát Tràng quả thật là mang nhiều ý nghĩa về trang trí, về phong thuỷ. Đây cũng là sản phẩm được nhiều người lựa chọn làm quà biết tặng người thân, tặng sếp, cung tiến từ đường dòng họ. Nếu bạn đang quan tâm lọ lộc bình Bát Tràng hãy liên hệ Gốm 10 nhé!
Mời bạn đọc thêm bài viết đọc thêm: 6 Mẫu Lọ Lộc Bình Sẽ Không Làm Bạn Thất Vọng