
1. Công dụng của mâm bồng
Mâm bồng còn được gọi là đĩa đựng hoa quả được tạo hình như một chiếc đĩa cho chân đế đỡ. Mâm bồng được làm từ các chất liệu như đồng, gỗ mít, bằng nhựa, bằng đá, thuỷ tinh… và gốm sứ. Nhưng trong đó mâm bồng bằng gốm sứ vẫn được người dân sử dụng phổ biến để thờ cúng Thần linh, gia tiên. Và mâm bồng bằng gốm sứ cũng là chất liệu tốt nhất mà các chuyên gia phong thủy khuyên dùng. Mâm bồng có tác dụng bày biện hoa quả, bánh kẹo tiền vàng khi thắp hương, dâng lễ lên ban thờ. Mỗi dịp thắp hương, lễ tết, có đĩa ngũ quả đầy đủ màu sắc trên mâm bồng giúp không gian thờ tự nổi bật hơn.
Mâm bồng từ gốm sứ có độ bóng đẹp, tạo vẻ sang trọng trong không gian thờ tự. Ngoài ra còn có tác dụng phong thủy tốt, đem lại vượng khí cho gia đình.

Mâm bồng đựng hoa quả 2. Vị trí đặt mâm bồng trên bàn thờ chuẩn phong thuỷ
Mỗi vùng miền có phong tục khác nhau vì thế tuỳ theo đó mà mỗi nơi lại có vị trí bài trí mâm bồng khác nhau. Nhưng dù ở đâu, cách để mâm bồng trên bàn thờ chuẩn vẫn là đặt trước bát hương.
Số lượng mâm bồng trên ban thờ không bắt buộc. Mỗi gia đình lại sử dụng 1, 2 hoặc 3 mâm bồng trên ban thờ phụ thuộc vào điều kiện tài chính, nhu cầu thờ cúng và diện tích ban thờ.
Mỗi cách sắp xếp khác nhau phụ thuộc vào số lượng mâm bồng khác nhau:
- Thờ có 1 mâm bồng
Cách sắp xếp 1 dựa vào quan niệm dân gian “Đông bình, Tây quả” mà có thể đặt lọ hoa ở phía Đông, còn phía Tây dành để đặt mâm bồng ngũ quả.
Cách xếp thứ 2 là đặt mâm bồng ở chính giữa, trước bát hương và cân xứng với bàn thờ. Hai bên phải trái của mâm bồng là hai lọ hoa.

Bàn thờ 1 mâm bồng đặt ở chính giữa - Bàn thờ có 2 mâm bồng
Hai mâm bồng thường được sử dụng cho bàn thờ cỡ lớn, tạo sự đủ đầy. Khi sử dụng 2 mâm bồng, cách sắp xếp cũng tương tự với bàn thờ dùng 1 mâm bồng. Gia chủ chỉ cần đặt 2 chiếc cân xứng ở 2 bên để tiện bề cúng bái.
Nếu dùng 1 mâm bồng gia chủ nên dùng mâm bồng to, có thể bày được cả hoa quả bánh kẹo.

Bàn thờ 2 mâm bồng đặt cân xứng - Với bàn thờ có 3 mâm bồng
Bàn thờ có 3 mâm bồng thì thường thờ ba bát hương khác nhau và mâm bồng ở giữa phải to hơn hai mâm bồng trái phải bằng nhau.
Mâm bồng ở giữa là mâm chính đựng trầu cau, tiền vàng mã. Mâm bên trái để đựng hoa, mâm bên phải đựng quả. Tại các đại phương miền Bắc thường bày mâm bồng to nhất để ngũ quả, 2 mâm còn lại để đựng tiền vàng, trầu cau và đựng bánh kẹo.
Lưu ý khoảng cách giữa mâm bồng với bát hương nên cách nhau. Để quá gần nhau có thể khiến tàn hương rơi vào hoa quả, làm hỏng hoa quả hoặc cháy giấy tiền, vỏ bánh kẹo.

Thờ 3 mâm bồng trên ban thờ 3. Mâm bồng hoạ tiết Rồng Phượng (Long Phụng)
Hoạ tiết long phượng xuất hiện nhiều trên mâm bồng gốm sứ Bát Tràng có ý nghĩa:
Cặp linh vật Long Phụng này là biểu tượng của mọi sự tốt lành, là những con vật được xuất hiện lâu đời, có truyền thống đặc biệt trong văn hóa phương Đông. Phượng Hoàng khi đứng riêng lại có nhiều dương tính nhưng khi Rồng Phượng hòa hợp thì tượng trưng cho Vua và Hoàng Hậu của một nước.
Long Phụng là biểu tượng của sự hòa hợp âm dương, biểu trưng cho hôn nhân viên mãn, hạnh phúc, chung thủy, sự tương sinh, tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Trong phong thủy, sự kết hợp này giúp đường tình duyên, hôn nhân tốt đẹp. Ở đâu có biểu tượng của hai linh vật này ở đó có hạnh phúc, hôn nhân hòa hợp, bền vững, cuộc sống ấm no, sung túc, không khí trong lành và một sự bình yên đến kỳ lạ.

Mâm bồng men rạn đắp nổi Long Phụng Chầu Nguyệt - vẽ vàng 24k 4. Một số mẫu mâm bồng hoạ tiết đặc sắc khác
Bên cạnh hoạ tiết Rồng Phượng, Gốm 10 có cung cấp nhiều mẫu mâm bồng hoạ tiết khác nhau. Mâm bồng Gốm Sứ Bát Tràng đa phần có rất nhiều sản phẩm được vẽ tay hay đắp nổi thủ công.

Mâm bồng men ngọc đắp nổi rồng phượng bọc đồng 
Mâm bồng men rạn đắp nổi Sen cao cấp 
Mâm bồng Đại Phát men lam cổ vẽ vàng kim 24k cao cấp 
Mâm bồng Xanh lục bảo đắp nổi Sen - vẽ vàng 24k 
Mâm bồng men rạn đắp nổi Rồng Phượng cao cấp 
Mâm bồng Phúc Lộc vẽ rồng Phi 30cm