Hãm trà hay còn gọi là ủ trà là hanh động Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với từng loại trà, nhưng với trà xanh thì phải nhanh hơn, chúng ta có thể áp dụng cho Hãm trà cho lá chè tươi hoặc trà khô.
1. Cách hãm trà xanh đúng cách
Trà xanh tươi pha chuẩn phải giữ được đúng hương vị chan chát, xen chút ngọt ở đầu lưỡi và đặc biệt là nước phải xanh. Có như vậy thì uống mới ngon và giữ nguyên được vitamin, khoáng chất.
Để làm được như vậy, bạn phải thực hiện thật nghiêm túc các bước nằm trong cách hãm trà xanh như sau:
Bước 1: Lựa chọn lá trà xanh tươi
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 3: Thực hiện nấu (hãm) trà tươi
Bước 4: Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng.
Bây giờ, bạn hãy cùng Gốm 10 tìm hiểu rõ từng bước 1 theo kinh nghiệm lâu năm của người dân xứ trà nhé.
1.1 Bí quyết chọn lá trà xanh
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong cách nấu lá trà xanh tươi để uống hay để giảm cân đều rất cần. Bên cạnh loại bỏ những lá quá già hay bị sâu thì bạn cần phải lưu ý bỏ qua những lá quá non. Bởi nếu quá già thì nước trà sẽ bị chát, nước ngả màu không đẹp trong khi lá non quá thì lại mất đi hương vị đậm đà khi thưởng trà.
Theo kinh nghiệm của người dân làng chè chúng tôi, lá càng nhỏ, càng là bánh tẻ thì càng ngon. Vậy thế nào là lá bánh tẻ? Có nghĩa là lá không quá già cũng không quá non, lá đang ở độ ương có màu sắc xanh mướt và tràn đầy sức sống.
Xong xuôi bước này sẽ là bước quan trọng không kém trong cách nấu lá trà xanh tươi. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
1.2 Chuẩn bị nguyên liệu
– Lá trà xanh đã chọn lọc: Đây là nhân vật chính nên chắc chắn là không thể thiếu với cách nấu trà xanh tươi được rồi.
– Hương thơm phụ gia tùy ý: Có thể là mùi lá dứa, gừng hay lá bạc hà theo sở thích của mỗi người. Để nguyên chất hơn thì bạn có thể bỏ qua bước này.
– Dụng cụ thực hiện: Tốt nhất nên hãm trà xanh bằng ấm đun bếp. Nếu không có thì dùng ấm siêu tốc hoặc một cái bình to là đủ.
1.3 Thực hiện hãm lá trà xanh tươi
Đầu tiên, bạn có thể tách lá và cành riêng ra hoặc để nguyên tùy ý nhưng nhất định phải thực hiện rửa sạch để đảm bảo an toàn. Ở bước này bạn nên cho thêm một chút muối tinh để bước xử lý được trọn vẹn hơn và khi pha trà có màu bắt mắt hơn.
Tiếp theo vảy qua trà cho ráo bớt nước rồi cho vào trong ấm. Thực hiện đổ 1 phần nước sôi vào ngập trà, đợi 30 giây rồi chắt bỏ nước đi. Đây là bước “tráng” để trà xanh được đảm bảo an toàn thêm 1 lần nữa. Ngoài ra, bước thực hiện này còn làm giảm đi phần nhựa tươi có trong cành, lá khiến cho trà sau khi pha xong không bị mùi ngái.
Một bước nữa rất quan trọng để có được cách nấu lá trà xanh tươi chuẩn nhất đó chính là thêm nước hãm trà. Thêm nước sôi vào dụng cụ đã chuẩn bị (nồi, siêu, bình, ấm,…) đậy nắp đợi khoảng 30 phút. Mở nắp cho thêm hương vị tùy ý hoặc không thì bạn đã hoàn thành rồi đấy.
Lưu ý: Ở bước cuối cùng, bạn cũng có thể đặt lên bếp để đun sôi và vặn nhỏ lửa trong khoảng 4-5 phút rồi chờ nguội để thưởng thức.
1.4 Yêu cầu thành phẩm
Theo đánh giá chất lượng, nếu bạn thực hiện đúng cách nấu lá trà xanh tươi thì nước trà phải xanh, không bị ngái. Khi uống có vị chát nhẹ và ngọt ở cổ.
Tham khảo một số hình ảnh nước trà xanh tươi được hãm chuẩn theo kinh nghiệm của những người làm chè lâu năm:
Chúc các bạn thành công với cách nấu trà xanh giảm cân, làm đẹp và giải nhiệt phía trên nhé!
2. Chọn ấm pha trà
Với những người thưởng trà lâu năm và có điều kiện kinh tế họ thường lựa chọn ấm gốm Tử Sa để pha trà vì đây là loại ấm vừa giúp nâng phẩm chất của trà lại vừa có giá trị nghệ thuật, giá trị trưng bày. Với những người thưởng trà thuần túy thì không nhất thiết phải dùng ấm Tử Sa mà chỉ cần chọn ấm gốm Bát Tràng là có thể đảm bảo để pha những ấm trà ngon. Và bạn tuyệt đối không nên dùng ấm sắt để pha trà.
Gốm 10 xin giới thiệu một số mẫu dưới đây là một số mẫu ấm chén gốm Bát Tràng đẹp và đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Tham khảo thêm các mẫu ấm chén Bát Tràng tại đây.