Trong những ngày lễ tết, khách khứa đến nhà, một ấm chè xanh ngon sẽ giúp mọi người thoải mái hàn huyên, chuyện trò với nhau. Có rất nhiều người thích uống chè xanh (chè tươi) nhưng lại chưa biết cách pha chế hay hãm chè sao cho nước trong và có màu xanh đẹp tự nhiên. Cách nấu chè xanh xem ra không đơn giản, nó “tốn công” hơn bạn pha một ấm trà mạn. Vì trà xanh luôn có nhiều nhựa và có mùi ngai ngái của lá chè tươi mà nếu không biết cách xử lí thì uống sẽ bị ngai ngái. Nấu chè xanh đúng cách sẽ cho bạn một nước bát nước chè thật mát, thật dịu, không ngái, không chát gắt, không bị đỏ nước.
Dù là che tươi không giàu hương vị như các loại chè khô vì chưa qua một quy trình chế biến nào giúp tăng hương vị. Nhưng lại hẫp dẫn rất nhiều người bởi lợi ích của chè, đặc biệt chè xanh rất “mát” và “lành”
Đi khắp Việt Nam bạn có thể bắt gặp chè xanh ở bất cứ đâu. Tuy nhiên khi đến đó hãy thử một lần nấu một ấm chè tươi để thưởng thức hết được cái thiên nhiên quý giá từ lá, để chìm vào cái cảm giác của khí lạnh vùng cao, của sương giăng buổi sớm, của những tia nắng tinh khôi rải lên cánh đồng mỗi sớm mai nơi đó nhé !
*** Cách pha chè xanh ngon giải nhiệt mùa hè
1. Cách nấu chè xanh
* Nguyên liệu :
1. Cành trà xanh: thường là phần ngọn đã già, có nhiều lá bánh tẻ (là lá không quá non cũng không quá già). Cành chè xanh thường dài khoảng một gang tay, gồm cả ngọn, lá và thân cành. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua được tại các chợ, hoặc siêu thi. Nhớ chọn mua cành lá đẹp, lá không dập nát, không có các đốm cháy, quăn queo của lá bệnh.
2. Cây hương vị (tuỳ chọn): có thể là gừng, lá dứa thơm, sả hay bạc hà đều được, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng riêng của mỗi người.
3. Ấm nấu nước, bình nước.
* Cách chế biến:
- Xử lý lá trước khi nấu :
+ Rửa sạch lá chè xanh, cắt riêng lá già, ngọn non và thân cành, vì ba thành phần này có hương vị và thời gian nấu khác nhau.
+ Phần lá già được vò nát. Việc này giúp các chất trong lá trà dễ dàng thoát ra ngoài khi nấu.
+ Phần thân cành cắt ngắn, khoảng 3-4cm để dễ dàng bỏ vào ấm.
+ Phần búp non để riêng.
- Trần chè xanh với nước sôi: Cho tất các nguyên liệu bạn đã xử lý ở bước trên, gồm lá xanh, thân cành và búp non vào bình trà, rót nước sôi ngập lá, ngâm trong khoảng 3 phút. Sau 3 phút, bạn đổ nước trần đi, thao tác này giúp lá trà sạch hơn, giảm độ nhựa, ngái và độ chát.
- Nấu chè:
+ Ấm nước nấu chè được nấu sôi trước, các phần lá chè xanh sau khi trần bạn bỏ trực tiếp vào ấm nước đang sôi, tiếp tục nấu trong 10 phút.
+Bạn có thể bỏ gừng / lá dứa / sả / bạc hà vào lúc này.
- Sau 10 phút, rót nước ra bình trà. Nhiều bạn có thói quen tiếp tục ngâm lá trà trong ấm, như vậy sẽ làm trà đắng chát, và có mùi nẫu không ngon.
- Để nguội và có thể thưởng thức. Uống nóng hay uống lạnh đều tốt.
Lời khuyên hữu ích
+ Nên giữ lại một vài lá trà xanh để trang trí ly trà cho đẹp mắt khi mời bạn bè.
+ Cây chè ở mỗi vùng là khác nhau, bạn có thể lặp lại bước trần trà nhiều lần để hết mùi ngái của lá trà, lặp lại nhiều lần chứ đừng ngâm lâu hơn.
+ Thay vì vò chè trong tay, bạn có thể vò trong túi vải, hoặc băm nhỏ.
+ Nấu chè xanh trên bếp sẽ cho nước trà đục màu, nếu bạn muốn nước trà trong, thay vì nấu trà bạn có thể hãm trà trong 2 tiếng, tức là bạn đổ nước sôi vào bình trà sau khi trần, sau đó ủ để giữ nóng trong 2 tiếng mà không nấu.
+ Truyền thống thường dùng dành tích để giữ nóng khi hãm trà và cả sau khi hãm nếu muốn dùng trà nóng, bây giờ các bạn có thể dùng bình giữ nhiệt.
+ Người Nghệ An cho thêm muối hạt vào bước trần trà
+ Cách pha lạnh: Hãm chè trong nước nguội khoảng 6 tiếng (để qua đêm) trước khi dùng thay vì nẫu trên bếp 10 phút, nhớ để trong tủ lạnh.
Chú ý
+ Không cho nhiều loại cây hương vị vào cùng một ấm trà hoặc cho một loại quá nhiều, nó có thể tạo thành các loại mùi vị không mong muốn, vì dù sao chúng ta cũng đang uống trà :) Mình thường uống chè xanh mộc thôi, nhưng hay cho thêm cây hương vị khi mời bạn bè ^__^
+ Không nấu trà quá lâu. Không hãm trà sau khi nấu mà rót nước trà ra bình để uống dần, như vậy sẽ giữ được hương vị của trà xanh tốt hơn.
+ Nước chè xanh rất giàu chất hữu cơ dễ oxy hoá, nên trữ trà trong tủ lạnh sẽ để dùng được lâu. Nước chè xanh để ngoài môi trường tự nhiên thì không nên dùng khi đã để quá 8 tiếng sau khi pha.
2. Pha chè trong ấm tích
* Nguyên liệu :
1. Cành trà xanh: thường là phần ngọn đã già, có nhiều lá bánh tẻ (là lá không quá non cũng không quá già). Cành chè xanh thường dài khoảng một gang tay, gồm cả ngọn, lá và thân cành. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua được tại các chợ, hoặc siêu thi. Nhớ chọn mua cành lá đẹp, lá không dập nát, không có các đốm cháy, quăn queo của lá bệnh.
2. Cây hương vị (tuỳ chọn): có thể là gừng, lá dứa thơm, sả hay bạc hà đều được, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng riêng của mỗi người.
3. Ấm tích.
* Cách pha chế
– Lá trà ngâm nước, rửa sạch bụi trên lá, ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra.
– Nước sôi tráng ấm tích. Để đảm bảo an toàn cho sứ khỏe, Chúng ta không dùng đồ nhựa mà chọn ấm tích bằng Gốm Sứ Bát Tràng nhé
– Vò nhè nhẹ lá chè, sao cho lá bị gẫy gập vừa phải, nhưng không để bị dập nhé.
– Sau đó cho lá chè vào ấm tích, cùng với 2 lát gừng tươi. Lấy nửa lít nước sôi đổ vào tráng chè, lắc qua và đổ nước đó đi.
– Tiếp tục đổ lượng nước sôi còn lại vào ấm, không đậy nắp bình và để chè ngấm trong khoảng 20 phút.
– Bạn có thể cho thêm 1 cục đá vào bình sau 20 phút. Lúc này chè đã ngấm rồi. Công đoạn này để nước chè giảm nhiệt đột ngột giúp nước có màu xanh trong suốt tự nhiên. Như vậy là chúng ta đã có 1 bình chè tươi cực thơm ngon và xanh tự nhiên.
Tuy vậy để pha được một ấm chè ngon thì việc chọn được một chiếc Ấm đựng trà tốt cũng rất cần thiết. Vì đó chính là nơi lưu giữ hương vị cũng như nhiệt độ của nước chè về sau. Hiện nay có rất nhiều các mẫu ấm chè cũng như tích pha chè trên thị trường. Tuy nhiên các mẫu Ấm trà Bát Tràng vẫn đang được sử dụng nhiều nhất, vì các sản phẩm ấm trà đều được làm bằng đất sét cao cấp nên rất an toàn cho sức khỏe con người. Vì đất sét sau khi trải qua quá trình sản xuất đã làm xử lý hết các chất độc hại không thải ra môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3. Một số mẫu Ấm trà và Tích pha trà đẹp tại Gốm 10 :