1. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa Việt Nam
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở thành một tôn giáo gọi là Đạo Ông Bà. Đây là một loại niềm tin. Người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng tin rằng người chết không mất đi vĩnh viễn mà chỉ là đi sang một thế giói khác và vẫn thường xuyên qua lại trần gian thăm hỏi phù hộ cho con cháu. Do đó, nhiều người coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, đón nhận nó như một quy luật tất yêu của nhân gian, chết như thể là trở về cội nguồn, trở về vói bàn tay bao bọc che trở của ông bà, cha mẹ…
Nói rộng hơn, tổ tiên của người Việt còn bao gồm cả những người có công với cộng đồng làng xã, quê hương đất nước như vua Hùng, mẹ Âu Cơ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Qua đây còn thể hiện một đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tốt đẹp của người Việt. Từ xưa cho đến nay đạo hiếu, lòng biết ơn người đi trước luôn là chuẩn mực của làm người đươc coi trọng hàng đầu của dân tộc ta. Tinh thần này đã bồi đắp nên ý chí kiên cường cho lớp lớp thế hệ người Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Còn nhớ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết: “Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt ông cha không thờ”. Câu nói của ông đă khích lệ nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, tuy thất bại nhưng vẫn còn đó một huyền thoại bất khuất về các nghĩa sỹ Cần Giuộc. Bởi vậy khi nói đến khí chất và tính cách con người Việt Nam, chúng ta không thể nào không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ hàng ngàn đời nay.
Chính vậy ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã thể hiện sự tồn tại của thế giới tâm linh, luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người. Tục lệ này còn bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc.
Đồng thời, ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng truyền tải đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhằm nhắc nhở con cháu, thế hệ sau phải biết ơn công lao của cha ông mình. Đây là một nét đẹp trong văn hóa lâu đời của người dân Việt.
2. Cách sắp xếp bát đũa bàn thờ sao cho đúng?
Từ tục lệ thời xa xưa của người Việt, những vật phẩm trong mâm cỗ cúng (chén, bát, đũa…) dâng lên ông bà, tổ tiên hay thần, phật rất quan trọng. Thông qua sự sắp xếp, bày biện có thể thấy được tấm lòng, sự tôn kính con cháu dành cho các bậc bề trên. Bên cạnh những mâm trái cây, ly nước uống, bình hoa, thì những mâm cơm cúng thật sự rất quan trọng.
Theo các chuyên gia phong thủy, số lượng bát đũa bày trên bàn thờ không thể tùy tiện. Số lượng phải phụ thuộc vào vị trí người đàn ông trong gia đình. Có 2 trường hợp
- Người đàn ông là trưởng tộc, sắp 9 bát chồng lên nhau bên cạnh 9 đôi đũa.
- Người đàn ông không phải con trưởng thì thay 9 bằng 5 ( 5 bát - 5 đôi đũa). Số 5 tượng trưng cho ngũ hành, mang ý nghĩa ngũ đại đường đồng.
Lưu ý: Bàn thờ là nơi linh thiêng nên bát đũa thờ tuyệt đối không dùng chung với bát đũa ăn. Vì thế, gia chủ cần chuẩn bị một bộ bát đũa thờ riêng. Khi không có cỗ hay sử dụng cho thờ cúng, bát đũa nên được cất gọn trong tủ thờ.
Khi sắp xếp mâm cúng, gia chủ bỏ chồng bát xuống và sắp bày ra mâm. Sau khi cúng xong, lau sạch bát đũa và chồng lại như cũ.
Về phần mâm cỗ, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, có thể thay đổi món ăn cho phù hợp, việc bày trí bát đũa lại có những nguyên tắc chung cần phải nhớ để bày tỏ được lòng thành của con cháu đối với tổ tiên, vì sai nguyên tắc, chạm phải những điều cấm kỵ có thể khiến ông bà phẫn nộ và gây ra những điều xui rủi khó lường. Vì thế, gia chủ cũng cần phải chú ý đến việc chọn bát đũa thờ cúng.
3. Một số mẫu bộ bát thờ phù hợp
3.1 Bộ bát thờ Bát Tràng men lam vẽ vàng cao cấp
Bộ bát thờ Bát Tràng men lam vẽ vàng với thiết kế sang trọng. Họa tiết trên sản phẩm được vẽ tay thủ công 100% bằng sự tâm huyết của người thợ gốm. Mang lại vẻ đẹp cho mẫu bộ bát thờ vừa truyền thống vừa hiện đại.
Bàn thờ trở nên chỉnh chu hơn nếu có mặt bộ bát đĩa Bát Tràng. Ngoài đẹp mắt, yếu tố bền và an toàn luôn được đề cao. Sản phẩm được nung khử ở nhiệt độ cao. Nhằm đảm bảo độ bền cao, đồng thời loại bỏ được các tạp chất có hại sức khỏe.
Họa tiết hoa sen với màu xanh lam, thân thuộc gần gũi, cực kì thích hợp cho việc bày trên bàn thờ. Màu men bền, không phai màu, luôn giữ được tình trạng như mới sau thời gian dài sử dụng.
3.2 Bộ bát thờ men rạn đắp nổi
Bộ bát thờ men rạn đắp nổi họa tiết cuốn thư mang đậm nét đẹp cổ điển rất thích hợp cho những gia đình theo hướng truyền thống. Lớp men rạn, giả cổ, giúp bàn thờ trở nên ấm cúng nhưng vẫn vô cùng sang trọng.
Bộ sản phẩm đắp nổi một cách tỉ mỉ, thể hiện sự tâm huyết của người thợ gốm. Bộ bát thờ hoàn toàn được làm bằng tay, họa tiết cuốn thư lạ mắt. Mang màu sắc trang nhã, trầm tính rất phù hợp cho việc thờ cúng.
3.3 Bộ bát thờ họa tiết song long chầu nguyệt
Bộ bát thờ họa tiết song long chầu nguyệt vô cùng thích hợp cho việc sắp xếp bát đũa bàn thờ trở nên đẹp mắt hơn. Hình ảnh song long chầu nguyệt mang vẻ đẹp phong thủy nhưng sang trọng.
Lớp men sáng bóng, khó bám bụi, lâu cũ. Vì vậy, không cần quá chú trọng đến việc bảo quản kỹ lưỡng. Sau khi bày ra cúng, bạn chỉ cần một miếng khăn mềm lau qua và cất lại vào tủ thờ.