Hướng dẫn cách tự bốc bát hương đơn giản tại nhà chuẩn nhất
Trong văn hóa tâm linh thờ tự ở Việt Nam thì bát hương hay còn gọi là bát nhang là một vật phẩm thiêng liêng và được cho là quan trọng nhất trên ban thờ.
Bát hương là nơi để thắp hương tưởng niệm hay cúng bái, lễ tạ tới thần linh, chư phật, tổ tiên… nên việc bốc bát hương trở nên vô cùng quan trọng nên cách bốc bát hương cũng có 3 cách:
- Nhờ các sư thầy ở chùa bốc bát hương
- Nhờ các thầy cúng, thầy phong thủy có chuyên môn, mát tay bốc bát hương
- Tự bốc bát hương tại gia đình
Trong bài viết này thì Gốm 10 sẽ hướng dẫn quý vị cách bốc bát hương tại gia đình đơn giản nhưng vẫn đầy đủ và chính xác nhất:
Nhiều người nghĩ bốc bát hương phải nhờ thầy hoặc người cao minh. Tuy nhiên, đích thân gia chủ hoặc những người trong gia đình có thể tự bốc bát hương được là tốt nhất, quan trọng là sự thành tâm, thành kính. Dù là ai bốc bát hương thì cũng đều phải cực thành tâm, tay chân sạch sẽ, thậm chí có người còn tắm rửa, tẩy uế trước khi bốc.
1. Chuẩn bị bát hương và tẩy uế
- Bát hương (số lượng và kích thước tùy theo gia chủ).
Bát hương gia chủ có thể lựa chọn theo nhu cầu, điều kiện kinh tế.
Bát hương men rạn đắp nổi
Bát hương men lam cổ vẽ rồng cao cấp
Bát hương vẽ vàng 24k cao cấp
Sau khi mua thì rửa sạch, dùng gừng tươi giã nhỏ cho vào rượu trắng hoặc nước rồi đun sôi rồi lau rửa bằng khăn sạch để tẩy uế bát hương. Lau xong thì để ráo hoặc dùng khăn khô sạch khác lau lại.
2. Trong bát hương bao gồm những gì?
- Tờ dị hiệu: Trong bát hương thường có tờ hiệu giấy vàng chữ đỏ dùng để ghi tên người được thờ. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa, có thể viết bằng chữ Việt, chữ Nho hoặc ngôn ngữ khác đều được.
Cách ghi lên tờ hiệu như sau:
+ Đối với bát hương thờ thổ công, thần linh, thần long mạch ghi: “Phụng thờ: Thần linh Thổ công thần Long mạch chư vị chân linh.”
+ Đối với bát hương thờ gia tiên ghi: “Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ Nguyễn chư vị chân linh.”
+ Đối với bát hương thờ bà cô, ông mãnh (những người chết trẻ trong dòng họ) thì ghi: “Phụng thờ: Bà cô ông mãnh dòng họ Nguyễn chân linh vị tiền.”
+ Đối với bát hương thờ Phật ghi: “Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.”
+ Đối với bát hương thờ Thần Tài ghi: “Phụng thờ: Thần Tài Bà chúa kho (hoặc Thái Bạch Tinh Quân, hoặc ông Lộc…) chư vị chân linh.”
+ Đối với bát hương của người mới mất gia chỉ ghi rõ ghi: “Chính hồn… Sinh năm … Tử năm … chi thần vị.”
Ảnh minh họa
- Bộ cốt thất bảo (Cốt bát hương) đầy đủ bao gồm: Thiếc vàng, thiếc bạc, xà cừ (Ngọc trai), thạch anh, mã não, san hô đỏ.
Đây là 7 vật chất quý được coi trọng trong dương thế, chúng có trường năng lượng, linh khí, giúp xua đuổi tà ma. Đặt cốt thất bảo trong bát hương có tác dụng trấn quỷ trừ tà khí, an gia định trạch, chiêu tài nạp phúc đem lại cát tường, phú quý cho gia chủ.
*** Tất cả (gồm tờ dị hiệu và cốt thất bảo) được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi được giá chủ đặt dưới đáy bát hương.
Quý vị có thể xem hình ảnh minh họa để dễ dàng thực hiện các thao tác:
Cách gói cốt thất bảo vào tờ giấy hiệu
Rồi lại gói trong tờ trang kim
Hoàn thiện một bộ cốt bát hương
- Tro nếp sạch: Tro được lấy từ tro đốt của rơm nếp được tán mịn, sàng lọc kỹ sẽ thanh sạch hơn.
3. Tiến hành bốc bát hương
Người bốc bát hương cần rửa tay sạch sẽ bằng rượu gừng rồi thấm khô, rồi khấn nhỏ: “Con tên là … (Họ tên đầy đủ)… xin phép được bốc bát hương cho… (bốc bát hương nào thì khấn theo tờ dị hiệu của bát hương đó).
Khi bốc bát hương thì lần lượt bốc từng nắm tro vào. Hiện có 2 cách bốc tro vào bát hương:
- Cách 1: Bốc tro vào bát hương dừng lại ở nắm cuối là nắm tro lẻ.
- Cách 2: Vừa bốc vừa đếm : “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” và nắm tro cuối cùng là nắm Sinh.
Quý vị có thể bốc theo cách nào cũng được, nhưng để đơn giản thì quý vị có thể áp dụng cách 1. Và quý vị đặc biệt chú ý là đảm bảo bát hương phải có tờ dị hiệu và cốt thất bảo cũng như người bốc bát hương thành tâm hương thiện bốc và tuyệt đối ko được ấn tro chặt xuống bên trong bát hương.
*** Quý vị cũng đặc biệt lưu ý khi bốc nhiều bát hương một lúc nên để riêng, đánh dầu hoặc viết giấy dán bên ngoài để tránh nhầm lẫn là đại kỵ
4. Đặt bát hương lên ban thờ, sắm lễ.
Bát hương đặt lên ban thờ thì thắp hương ngay, nếu là thay bát hương mới thì thắp liền 1 tuần còn nếu là gia chủ về nhà mới, lập ban thờ mới thì thắp liền 21 ngày rồi khấn cầu xin người được thờ về phù hộ.
Lễ vật thắp hương tùy tâm và điều kiện của từng gia đình, quan trọng nhất vẫn là thành tâm. Sao cho đủ lục cúng: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực.
Sau khi chuẩn bị đủ lễ vật, gia chủ có thể dùng bài văn khấn sau (áp dụng cho ban thờ gia tiên):
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch) Tức là ngày… tháng… năm… (Dương lịch)
Tên con là…. Tín chủ của…, Ngụ ở…. (địa chỉ đầy đủ)
Con xin làm lễ bốc bát hương mới (hoặc thay bàn thờ mới).
Con xin nguyện khấn cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, trăm sự được thành, vạn sự như ý…
Con xin kính lạy các vị tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương mới (hoặc thay ban thờ mới), con kính xin các vị gia tiên về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an khang, tài lộc đầy nhà, mọi việc thuận lợi như mong muốn…
Con kính lạy các bà cô, ông mãnh nội ngoại hai bên sống khôn chết thiêng. Hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (hoặc thay ban thờ mới), con kính xin nguyện cầu…. (khấn lời cầu ước)
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!