1. Chum vò ngâm rượu Bát Tràng
Lời khuyên của nhiều chuyên gia và cũng được ông cha ta áp dụng hàng trăm năm nay, đó là ngâm ủ rượu trong chum sành Bát Tràng. Chum sành tốt có tác dụng thẩm thấu andehit độc hại có trong rượu. Chất liệu lại an toàn cho sức khỏe.

Sản phẩm chum Bát Tràng do được làm từ đất sét cao lanh tuyển chọn kỹ lưỡng và được nung khử ở nhiệt độ cao nên cho ra các sản phẩm có xương gốm cứng chắc. Chum sành sứ có thể chịu được va đập hoặc tác động mạnh, nếu bị rơi hay bị đập vỡ, chum gốm sứ có thể dùng tới hàng trăm năm. Đặc biệt, thành của sản phẩm rất dày dặn tránh việc rượu bị rò rỉ ra ngoài.
Chum sành đựng rượu Bát Tràng được nung chín ở nhiệt độ cao, đồng thời loại bỏ được hết tạp chất độc hại như chì, cadimi... nên rất an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, đặc tính của chum sành có thể loại bỏ được độc tố gây hại trong rượu, còn các loại đồ chứa đựng như can nhựa, thủy tinh thì không có. Trái lại, nếu đựng rượu bằng can nhựa trong thời gian lâu sẽ rất không an toàn.

Hoa văn trên sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Chúng được khắc chìm, khắc nổi hay hay vẽ lên với đường nét rất uyển chuyển và sinh động. Chum sành ngâm rượu Bát Tràng không chỉ có tác dụng làm đồ chứa đựng mà còn là vật trang trí giúp tôn lên vẻ đẹp phong thủy trong nhà.
Bề mặt chum sành nhẵn bóng do được chau chuốt kỹ lưỡng nên rất dễ vệ sinh. Các họa tiết khắc nổi trên bề mặt sản phẩm cũng rất dễ cọ rửa lau chùi nên bạn yên tâm nhé. Ngoài ra, chum sành hạn chế bị bám bẩn ố hơn các đồ chứa đựng khác như nhựa hay thủy tinh, bạn vẫn có thể cọ rửa dễ dàng.
2. Chuẩn bị chum rượu mới

2.1 Kiểm tra chum rượu
Quan sát bề ngoài: kiểm tra xem chum có vết nứt, rạn chân chim hay không.
Thử nước: đổ nước đầy chum, để trong 12 đến 24h xem có rò rỉ không (quan sát bên ngoài hoặc sờ tay vào đáy).
2.2 Vệ sinh và khử mùi chum
Chum mới thường có mùi gốm nung, cần khử trước khi ngâm rượu:
Cách 1: Dùng nước gừng + muối
Nghiền 1-2 củ gừng tươi, cho vào chum với 1 nắm muối hạt to.
Đổ đầy nước sạch vào chum, khuấy đều rồi ngâm 24h. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, để khô tự nhiên.

Cách 2: Dùng nước ấm pha giấm ăn
Pha loãng giấm ăn với nước ấm (tỷ lệ 1:5), đổ vào chum, ngâm 12-24h. Giấm có tác dụng khử mùi hôi và làm sạch bề mặt bên trong.
Sau khi vệ sinh: Phơi nắng nhẹ hoặc để nơi thoáng 2-3 ngày để chum thật khô.
3. Lựa chọn rượu và nguyên liệu ngâm
* Rượu nền
Dùng rượu trắng truyền thống, độ cồn khoảng 35-40 độ là phù hợp nhất.
Rượu phải là rượu đã qua khử độc tố (methanol, aldehyde) bằng cách nấu thủ công kỹ hoặc lọc qua máy lọc chuyên dụng.

* Nguyên liệu đi kèm
Tùy mục đích ngâm:
Rượu thuốc: dùng các loại dược liệu như ba kích, đinh lăng, sâm, nấm linh chi, nhung hươu, rắn…
Rượu hoa quả: như nho, chuối hột, táo mèo, sim…
Rượu cá, rượu ong: phải sơ chế rất kỹ và rửa sạch để tránh hỏng.
4. Ngâm rượu và bảo quản chum rượu
* Đổ rượu vào chum
Dùng phễu lớn để tránh đổ rượu ra ngoài.
Không đổ quá đầy: để cách miệng chum khoảng 7-10cm để tránh trào hoặc giãn nở khi nhiệt độ thay đổi.

* Đậy kín nắp chum
Dùng nắp chum bằng sứ đi kèm.
Hoặc dùng nilon quấn kín miệng, sau đó đậy nắp lên trên để tránh bay hơi, côn trùng, và vi khuẩn lọt vào.
Với chum có vòi rót, kiểm tra kỹ xem vòi có kín không. Vệ sinh vòi trước khi dùng.

5. Bảo quản chum rượu
Đặt chum ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nhiệt độ cao (như gần bếp).
Không đặt trực tiếp xuống nền xi măng lạnh - nên lót gỗ hoặc kê chân sứ.

*Thời gian ngâm lý tưởng
Rượu trắng ngâm không: nên để tối thiểu 3 đến 6 tháng, càng lâu càng êm.
Rượu thuốc: tùy loại dược liệu, nhưng thường là từ 2 tháng đến 1 năm.
Rượu sau ngâm trong chum gốm sẽ êm hơn nhờ quá trình vi trao đổi khí qua thành chum.