1. NHỮNG NÉT RIÊNG
Với sự phát triển của khoa học công nghệ nên việc áp dụng các dây chuyền hiện đại vào sản xuất gốm sứ đã dần phổ biến. Nhưng hầu hết, đồ Gốm Sứ Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ trên những chiếc bàn xoay.
Do công đoạn tạo dáng sản phẩm đều được làm bằng tay và tính chất nguồn nguyên liệu tạo nên cốt gốm cùng với việc kết hợp sử dụng các loại men được kết hợp theo kinh nghiệm riêng. Chính vì vậy, gốm Bát Tràng có nét riêng là xương gốm dầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục.
Bát Tràng là làng gốm truyền thống có một số dòng men riêng và độc đáo như men xanh rêu , men trắng,nâu,men xanh rạn và cốt gốm xốp màu mâu xám.
+ Men nâu: Là loại men sử dụng đầu tiên trên các sản phẩm gốm Bát Tràng với sắc độ màu đậm hay nhạt phụ thuộc vào xương gốm; thường được sử dụng kết hợp với các màu men khác tạo nên các sắc độ khác nhau rất phong phú.
Bởi đặc tính của men này là không bóng, bề mặt thường có vết sần nên thường được dùng trong trang trí Chân đèn, thạp,chậu, âu, đĩa..
+ Men Trắng (Ngà):Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng.
+ Men rạn: Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men.
+ Men xanh rêu: Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỉ 16–17.
2. PHÂN LOẠI GỐM BÁT TRÀNG
Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:
– Đồ gốm gia dụng:
Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
– Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng:
Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.
– Đồ gốm trang trí:
Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng
✔️ Có thể thấy rằng Gốm sứ Bát Tràng đã phát huy được truyền thống gốm sứ từ xưa đến nay, có một sự phát triển vượt bậc với sự phong phú về sản phẩm cũng như giữ được đặc trưng riêng của mình. Chính vì vậy mà các sản phẩm gốm Bát Tràng luôn được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn và giới thiệu.