1. Nguồn gốc men lam
Đây là loại men được phát hiện và sử dụng sớm nhất cho các dòng gốm sứ Bát Tràng cổ từ thế kỉ thứ 14.
Đến thế kỷ 16 các dòng Gốm sứ Bát Tràng cổ sử dụng dòng men lam có sắc xanh đen. Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, các băng đường diềm của các cặp chân đèn. Ngoài ra men lam còn dùng vào vẽ các hình trang trí nổi rồng, hoa dây và cánh sen của chân đèn và lưu hương trong gốm sứ Bát Tràng cổ.
Vào thế kỉ 17, các dòng men lam lại kém phát triển trong sản xuất các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cổ. Trên một số các chân đèn, lư hương, hũ, tượng gốm Bát Tràng hiện còn, lớp men vẽ trang trí màu nâu ở chỗ men phủ màu trắng ngà rạn bị bong tróc, chỗ còn men phủ, màu nâu có sắc xanh chỉ, đặc biệt là chân đèn và lư hương, các hình vẽ men lam kém chau chuốt và tình trạng khá phổ biến men lam chảy nhòe, không nhận được các họa tiết. Trong khi đó khắc chạm nổi, để mộc rất tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao.
Cuối thế kỉ 18, các dòng men lam được khôi phục trở lại trên các đồ gốm sứ Bát Tràng cổ với các họa tiết nổi được trang trí với vẽ men lam như chân đèn.
Đến thể kỷ 19, dòng men lam lại được sử dụng để vẽ trang trí trên nhiều sản phẩm gốm Bát Tràng cổ như lư, chóe, bình, lọ, bát hương, nậm rượu, được phủ men rạn trắng ngà hoặc đỉnh gốm, bình gốm cổ với nhiều men màu. Nhìn chung vào thời kỳ này, dòng men lam Bát Tràng cổ thể hiện đặc trưng là có sắc trầm. Các họa tiết cảnh vẽ trên các dòng gốm Bát Tràng cổ ở thời kỳ này đó là cảnh sơn thủy hữu tình, nhà cửa, lâu đài, nhận vật rất phóng khoáng và thành công. Men lam có sắc tươi dùng tô vẽ trang trí nồi trên đỉnh có thể là một trong số những tiêu bản gốm hoa lam đẹp mắt nhất của gốm sứ Bát Tràng cổ ở cuối thế kỷ 19.
2. Men lam là gì?
Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ô xít cô ban. Người thợ bát Tràng sẽ sử dụng men lam đồng thời kết hợp với bút lông để làm công cụ vẽ họa tiết hoa văn trên các dòng gốm Bát Tràng cổ thời đó. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men màu trắng bóng, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm.
Ưu điểm
Các sản phẩm từ men lam cổ Bát Tràng không chỉ đặc biệt bởi từ chính dòng men này, mà chúng còn có được thiện cảm của người tiêu dùng nhờ vào chất lượng cao cấp trong từng sản phẩm.
- Được lựa chọn từ những loại đất tốt nhất với sự phối hợp với công thức lửa được nghiên cứu kĩ lưỡng
- Được nung với nhiệt độ rất cao trên 1300 độ C, do đó các sản phẩm đã loại bỏ được hết các tạp chất và kim loại nặng có trong nguyên liệu khiến chúng đảm bảo được an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Các chi tiết của những bộ phận trong bộ Ấm chén men lam cổ Bát Tràng được chế tác thủ công từ chính những đôi bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân nơi đây, được trau chuốt trong từng đường nét đầy tinh xảo, tạo nên những sản phẩm không góc chết, hoàn hảo đến kinh ngạc.
3. Các sản phẩm men lam cổ
Không chỉ riêng ấm chén mà men lam còn được áp dụng vào rất nhiều các sản phẩm khác như : Đồ thờ cúng, lọ hoa, cốc chén... nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng yêu thích dòng men lam.