1. Nguồn gốc trống đồng Đông Sơn
Ngày nay, ở đất nước Việt Nam ta vẫn còn lưu trữ rất nhiều chiếc trống đồng từ xưa. Những chiếc trống đồng được tìm thấy đến hiện tại hầy hết đều giống nhau về hình dáng, điểm khác biệt của chúng nằm ở những họa tiết ở những hoa văn trên trống.
Sau quá trình tìm kiếm và thu thập thì các nhà khảo cổ học nước nhà đã thống nhất gọi chung những mẫu trống được tìm thấy gọi là trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn được cho là xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, vào những khoảng thế kỷ VI và thế kỷ VII TCN tại miền Bắc của nước ta.
Trống đồng có rất nhiều loại với kích thước đa dạng khác nhau đường kính có thể lên tới 90cm cao 60cm và nặng khoảng 100kg. Theo sử sách ghi lại, người xưa thường sử dụng trống đồng để làm tín hiệu báo hiệu ra quân. Hay trống đồng cũng được sử dụng như 1 loại nhạc cụ, thường kết hợp với dàn nhạc trong các vương triều phong kiến (theo sách “Cương mục”) hoặc trong quân đội.
Những chiếc trống đồng còn được xem là biểu tượng quyền lực của các vị vua thời đó. Đôi khi, trống đồng còn là phần thưởng dành cho những tù trưởng dân tộc thiểu số để thể hiện uy quyền của nhà nước trước những vùng tự trị.
2. Ý nghĩa họa tiết Trống Đồng Đông Sơn trên sản phẩm Gốm Sứ
Ngày nay hình ảnh trống đồng Đông Sơn thường xuất hiện trên các sản phẩm gốm sứ như Chum, vò, nậm rượu...gốm sứ Bát Tràng.
Họa tiết hoa văn trống đồng Đông Sơn có nhiều loại vô cùng đa dạng và phong phú đó là những ngôi sao, chim lạc, các biểu tượng nhạc cụ, các loại trang phục cổ xưa, hình ảnh nhà sàn dân tộc, các hoạt động đời sống con người như múa, đánh trống,…Những hoạt tiết này không đơn giản là các hình ảnh để trang trí mà còn có ý nghĩa sâu sắc về văn hoá, truyền thống và niềm tự hào dân tộc.
* Hình ảnh ngôi sao lớn ở trung tâm
Hình ngôi sao trung tâm (8 đến 14 cánh) chính là biểu tượng đẹp nhất: Đây chính là đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn.
Ngoài ra hình ảnh ngôi sao chính là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm , kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẳn, biểu hiện cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm.
* Hình ảnh chim thú
Những hình ảnh chim Lạc, chim Hồng - vật tổ của người Lạc Việt được cách điệu cao và phân bố dày đặc với nhiều tư thế, hình dáng khác nhau, từ chim bay, chim đậu đến chim đứng chầu mỏ vào nhau. Xen kẽ với đó là hình ảnh hươu nai loài vật hiền lành và thân thuộc với con người sống giữa thiên nhiên.
Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.
* Hình ảnh nhà sàn
Họa tiết nhà sàn dân tộc được sử dụng rất nhiều, với loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn. Hình ảnh ngôi nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang lên sàn. Những ngôi nhà mái cong là nhà dân ở.
Đây cũng được coi là họa tiết đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, thể hiện một phần cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai.
* Hình ảnh các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người
Những họa tiết mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết trống đồng đơn giản mang tính biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước
Hình ảnh vũ công nhảy múa, trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên trống đồng đã thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc quý báu đến các thế hệ mai sau.
3. Sản phẩm gốm sứ họa tiết Đông Sơn Âu Lạc
Sản phẩm gốm sứ mang họa tiết Đông Sơn Âu lạc hiện nay đa phần là các mẫu Chum, vò, nậm rượu....
* Chum rượu Đông Sơn Âu Lạc
Hình ảnh trống đồng Đông Sơn xuất hiện trên chum sành - một trong những đồ vật truyền thống trong nền văn hóa Việt. Đây là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo; là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và là biểu tượng của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước Văn Lang.
Trống đồng và chum chóe là sản phẩm của thời kỳ cực thịnh của nhà nước Văn Lang, những sản phẩm này đã đi vào lịch sử nước ta một cách kỳ diệu.
Mang trên mình những tâm huyết, những tỉ mỉ của các nghệ nhân, trao gửi vào đó cái hồn dân tộc, các sản phẩm chum, vò Đông Sơn Âu Lạc là một trong những giá trị nghệ thuật tinh xảo và giá trị lịch sử sâu sắc, biểu tượng hào hùng của một thời đại các vua Hùng dựng nước.
Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và phương pháp sản xuất hiện đại đã tạo ra sản phẩm chum rượu chum Sành Đông Sơn Âu Lạc bền chắc, không rò rỉ, chịu được tác động lực mạnh.
Không chỉ có tác dụng hạ thổ rượu, sự tinh tế đến từ hoa văn truyền thống giúp chum phù hợp ở mọi không gian, từ phòng làm việc, phòng khách, cho đến những không gian mở như sân vườn.
Với nguyên liệu đất sét đặc biệt và phù sa của dòng sông Hồng, quá trình nung nghiêm ngặt ở nhiệt độ 1300 độ C, chum sành Đông Sơn là đã loại bỏ hoàn toàn tạp chất trong đất nên sản phẩm vô cùng thân thiện với người tiêu dùng.
* Nậm rượu Đông Sơn Âu Lạc