1. Lịch sử làng gốm Bát Tràng
Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được tính vào khoảng thế kỷ 14 - 15.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”…
Theo những câu chuyện kể dân gian được truyền lại lịch sử Bát Tràng được hình thành trước khi có ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh trên đường đi sứ Bắc Tống đã học được các kỹ thuật làm gốm của người dân nơi đây và truyền lại cho người dân tại nước ta.
Trong gia phả của nhiều dòng họ tại Bát Tràng cũng ghi lại những dấu ấn lịch sử hình thành làng nghề Bát Tràng, sự xuất hiện của các sản phẩm gốm sứ trong đời sống của người dân với những loại hoa văn, họa tiết màu men khác nhau. Điều này cũng đã được những nhà khảo cổ hiện đại xác nhận qua các dấu tích của các lớp đất nung và mảnh gốm tìm thấy được ở các vùng Thanh Hóa, Ninh Bình…
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
2. Gốm sứ Bát Tràng - Niềm tự hào của người Việt
Trong vòng xoáy của nhịp sống mới, có những làng nghề ở Hà Nội chỉ còn tồn tại trong thơ ca, nhạc hoạ và trong ký ức của người Hà Nội. Nhưng, cũng có những làng nghề truyền thống còn tồn tại và đang cố gắng tìm những lối đi mới. Làng gốm sứ Bát Tràng là một điển hình cho sự nhạy bén bắt kịp thị hiếu khách hàng hiện đại.
Đến thăm làng gốm sứ Bát Tràng hôm nay, khách hàng có thể nhận thấy rất rõ sự nhạy bén của những người thợ gốm, họ đã làm mới mình để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại.
Hiện nay, những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén...của Bát Tràng được làm thủ công với những mẫu hoa văn thô sơ đã nhường chỗ cho những sản phẩm đẹp mang tính nghệ thuật cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng.
Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng so với trước đây. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới về chủng loại, mẫu mã đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy,... Làng gốm sứ Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp mọi miền của đất nước về đây để sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...
Ngày nay các lò gốm Bát Tràng chủ yếu tập trung vào các dòng men như: Men lam cổ, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn…
* Men lam ( Hay còn gọi Men Rong Cổ )
Men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chỉ đến đen sẫm. Men lam được đun ở nhiệt độ khoảng 1200-1300oC, được dùng chủ yếu trong các loại bát đĩa, ấm chén, lọ hoa, đồ thờ...
Men lam được xem là loại men được sử dụng sớm nhất ở Bát Tràng từ thế kỉ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Những người thợ ở Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kĩ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men màu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung.
Các hình vẽ của men lam kém chau chuốt, hay bị chảy nhòe, khó nhận ra các họa tiết, về chạm nổi để mộc rất tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao.
Bình hút tài lộc men lam vẽ Thuận Buồm Xuôi Gió - Mã Đáo Thành Công cao 33cm, vẽ vàng
Tham khảo thêm Gốm Sứ Phong Thủy tại đây
* Men nâu
Trên các đồ gốm từ thế kỉ 14-15, men nâu được dùng để tô lên các đồ trang trí kết hợp với màu men nền trắng ngà. Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay còn gọi là màu bã trầu, loại men này không được bóng, trên bề mặt men thường có vết sần.Sắc và màu của men phụ thuộc vào xương gốm , men nâu được dùng xen lẫn với xanh rêu , men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu được giữ vị trí các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng Men nâu được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo ra các loại văn hóa rất độc lạ, người ta còn gọi là kỹ thuật khắc chìm, cạo nổi ngày nay. Biết được những hạn chế của men nâu, những người thợ gốm Bát Tràng đã sử dụng men nâu vẽ lên trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu sang màu vàng nâu
Bộ ấm chén dáng vuông men nâu chỉ đỏ vẽ hoa đào, bọc đồng
Thế kỉ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng, sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay
Tham khảo thêm Ấm Chén Bát Tràng tại đây
* Men trắng ngà
Về bản chất đây là loại men trắng và có loại lại ngả sang màu vàng ngà, bóng khi nung đạt nhiệt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp lại trắng xám, sữa, đục. Cùng với kiểu dáng, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà được dùng làm nền phủ lên các họa tiết hoa văn vẽ màu lam, men nâu.
Tham khảo thêm Bộ Đồ Ăn tại đây
* Men xanh rêu ( Men ngọc )
Vào thế kỉ 14 - 19, men ngọc được sử dụng khá nổi trội vào các dòng gốm Bát Tràng cổ cùng với men trắng và men nâu. Men ngọc, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỉ 16-17.
Men ngọc mang rất nhiều ý nghĩa to lớn vì chỉ có trên các loại gốm Bát Tràng cổ vào thế kỉ 16-17 với nhiều sắc độ khác nhau. Và có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.
Đôi lọ lộc bình đắp nổi công đào men ngọc, bọc đồng
* Men rạn
Men rạn xuất hiện trong các dòng gốm Bát Tràng cổ vào cuối thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 20 và là loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Men rạn là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Sản phẩm được sản xuất theo xu hướng giả cổ, mang đến vẻ đẹp độc đáo .
Bộ đồ thờ men rạn Cát Tường đắp nổi cao cấp
Tham khảo thêm Bộ Đồ Thờ cúng tại đây
Chợ gốm Bát Tràng là một điểm du lịch rất thu hút du khách, từ thanh thiếu niên cho đến khách nước ngoài, nhất là vào dịp cuối tuần. Đến đây du khách có thể thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình lọ, bát... kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm.
Không chỉ được tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, tô màu, phối màu men, đồng thời có thể tự tay nặn các sản phẩm cho mình, tự vẽ hoa văn trang trí theo ý thích.
Có lẽ cũng chính vì thế, chợ gốm đã đưa du khách gần gũi hơn với sản phẩm gốm và người thợ. Các sản phẩm của bà con đưa ra chợ gốm đều có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Hầu hết họ đều mong muốn các sản phẩm của mình sẽ được du khách yêu thích và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng không những đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc... Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản xuất gốm sứ.
Rõ ràng thương hiệu gốm Bát Tràng đã khẳng định vị thế và tiềm năng trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Với đôi tay khéo léo của nguời thợ và công nghệ hiện đại, những sản phẩm gốm Bát Tràng chất lượng cao mang đậm giá trị nghệ thuật và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước...