1. Gốm sứ đắp nổi là gì?
Đây là một loại gốm được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp. Chúng vừa đảm bảo quy định nghiêm ngặt chất lượng về độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao. Cho nên được rất nhiều người dùng ưa chuộng và được “săn lùng” nhiều trên thị trường.
Những sản phẩm gốm sứ họa tiết đắt nổi được áp dụng những kỹ thuật đắp nổi cực kỳ chi tiết và tỉ mỉ. Đồng thời được nghệ nhân chăm chút cẩn thận và điêu luyện. Những họa tiết nổi giúp cho chúng trở nên có hồn và sinh động hơn bao giờ hết. Bạn sẽ thấy những họa tiết nổi trên gốm sứ như một bức tranh 3D tái hiện vô cùng tinh xảo.
Sự kết hợp của những kiểu dáng gốm sứ khác nhau cùng với sự tinh tế của những họa tiết. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân gốm thật sự đã đem lại những tác phẩm sáng tạo và nghệ thuật.
2. Họa tiết đắp nổi thủ công
Họa tiết đắp nổi trên gốm sứ rất khó thực hiện bởi đất sét có độ ngót cũng như dễ gãy vỡ nên chỉ những nghệ nhân có tay nghề từ 10 đến 15 năm mới được thực hiện. Một câu nói rất quen thuộc của các nghệ nhân là “nhất xương nhì da thứ ba dạc lò”. Cho nên sau khi trải qua công đoạn chọn đất nhào nặn chuốt gốm thành hình, nghệ nhân phải bắt đầu tạo “da” cho gốm. Da chính là nước men và nội dung thể hiện trên sản phẩm, da có đẹp thì sản phẩm mới có giá trị cao.
Quy trình đắp nổi hoạ tiết trải qua nhiều khâu, nhiều bước, yêu cầu từng sự chi tiết nhất để đảm bảo hình thành sản phẩm chuẩn chỉnh nhất. Không những hoạ tiết đắp nổi còn phải cân chỉnh từng li từng tí về màu sắc, nhiệt độ nung, chính vì thế đây được xem là một trong những phương pháp chế tác khó, tạo ra những dòng sản phẩm cao cấp nhất.
Các bước chế tác họa tiết đắp nổi
Bước 1: Dựng sườn, vẽ sườn trước khi tạo hình
Để có một sản phẩm đẹp, bố cục có ý nghĩa. Nghệ nhân cần phải lên ý tưởng và vẽ phác sườn trên sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đắp nổi lên hình.
Bước 2: Tạo hình
Đây là bước quan trọng nhất, họa tiết có thể hiện được hết vẻ đẹp, sống động hay không phải nhờ vào bàn tay của nghệ nhân ở bước này. Có hai cách tạo hình đắp nổi phổ biến: kỹ thuật 2D và kỹ thuật 3D
Tạo hình bằng khuôn ( áp dụng kỹ thuật đắp nổi 2D): thường được dùng để tạo hình hoa lá, hình ảnh đơn giản.
Đầu tiên các nghệ nhân sẽ chọn một khối đất phù hợp sau đó cắt gọt theo hình dáng mong muốn và tạo hình. Họa tiết thành hình được đặt vào trong một cái khung có đáy phẳng.
Sau đó, họa tiết được hút bớt nước bằng cách đổ thạch cao hòa lỏng vào khung ban nãy, đợi trong khoảng 10 đến 15s kể từ khi thạch cao bắt đầu đông cứng. Để mặt tiếp xúc của họa tiết được bằng phẳng người thợ cần phải gạt bỏ đi lớp đất thừa. Vì đặc tính của thạch cao nhanh khô, hút nước mạnh. Nên thạch cao được chọn làm khuôn đúc mục đích làm giảm độ co ngót tăng độ dẻo cho họa tiết, tránh bị gãy vỡ khi nung.
Tiếp theo, tách họa tiết ra khỏi khuôn thạch cao. Nghệ nhân phải lấy thật khéo léo sao cho không làm rách, vỡ họa tiết. Người có kinh nghiệm sẽ dùng đất sét dẻo dính lên bốn góc kéo nhẹ vài lần, họa tiết sẽ tự rời ra.
Cuối cùng, để hoàn thiện công việc đắp nổi họa tiết. Nghệ nhân phải dán họa tiết sau khi lấy ra khỏi khuôn vào vị trí đã phác họa trước bắt hồ dán. Để tăng độ kết dính, bề mặt của họa tiết sẽ phải được cọ xát nhẹ trước khi bôi hồ.
Tạo hình kỹ thuật đắp nổi 3D: dùng để khắc nổi các hình ảnh phức tạp nhưng động vật, hoặc hoa lá nổi để đạt được sinh động tối đa cho tác phẩm.
Tương tự như cách làm bằng khuôn, nghệ nhân cũng cắt gọt các khối đất theo hình dạng gần với họa tiết, sau đó đắp các khối đất lên vị trí đã phát thảo trước bằng hồ dán.
Cuối cùng, nghệ nhân dùng dao tỉa cắt các khối đất thừa (gọi là tiện) để tạo hình họa tiết, dùng cọ tỉa đi lại các nét trang trí.
Nói có vẻ đơn giản nhưng việc thực hiện vô cùng khó khăn vì họa tiết đắp nổi 3D không chỉ đòi hỏi về vẻ đẹp mà góc nhìn cũng rất quan trọng. Nghệ nhân phải làm cách nào đó mà nhìn theo 3 hướng đều thấy được đường nét họa tiết rõ ràng. Mà điều này khuôn thạch cao không thể làm được, nên đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân chính là cái khuôn tuyệt vời nhất. Những sản phẩm đắp nổi 3D được thực hiện hoàn toàn thủ công nên phải mất rất nhiều thời gian của các nghệ nhân. Chính vì vậy sản phẩm luôn có giá trị cao lên đến hàng chục trăm triệu có khi cả tỷ đồng một sản phẩm
Bước 3: Hoàn thiện
Sau khi tạo hình, hoạ tiết thành hình sẽ làm sạch bằng chổi và cọ mềm, tránh để lỗ hay bụi sạn trên bề mặt ảnh hưởng đến quá trình nung, và hình thành sản phẩm. Sau đó nung sơ bộ, phủ men lót, vẽ màu cho họa tiết.
Cuối cùng sản phẩm sẽ được tráng men bằng cách xịt men, nhúng men dội men hoặc quét men lên toàn bộ sản phẩm chỉ trừ nơi tiếp xúc với lò nung là không tráng men.
3. Những sản phẩm gốm sứ đắp nổi hiện nay
Đối với dòng gốm sứ hiện nay có vô vàn mẫu mã đắp nổi khác nhau, có công dụng, hình dáng, họa tiết, màu sắc,…vô cùng đa dạng và phong phú. Cũng vì vậy người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với thị hiếu.
* Bình hút lộc
Bình hút lộc có một hình dáng đặc trưng đó là thân phình , miệng xòe, cổ thắt. Bình hút tài lộc lại sỡ hữu kích thước nhỏ gọn. Tuy nhỏ mà có võ, bình hút lộc không có thân cao phình to, bù lại sở hữu miệng rộng mà cổ nhỏ hơn ngụ ý tài lộc đi vào sẽ khó đi ra. Bình hút lộc đắp nổi càng sang trọng ý nghĩa hơn khi được trang trí họa tiết công đào, mã đáo thành công, hoa sen cá chép,….. Đặc biệt sản phẩm hút lộc được đắp nổi họa tiết dát vàng càng thêm phần sang trọng may mắn.
Trên thị trường hiện nay, đây là một trong những mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất. Do những hiệu quả trông thấy khi sử dụng bình hút tài lộc đắp nổi. Gia đình nào mong muốn có nhiều tài lộc, thì nên có một chiếc bình này trong nhà của mình.
* Lộc bình đắp nổi
Khi nói đến phong thủy thì lọ lộc bình là một vật phẩm quan trọng có thế thấy ở bất kỳ trong gia đình người Việt nào. Nó có thể giúp gia chủ tích tài tích lộc, thịnh vượng và thu niềm hạnh phúc cho gia đình. Lộc bình còn được bày trang trọng trong ngôi nhà hay trên bàn thờ tổ tiên ở những vị trí hợp phong thủy nhất. Nó còn được làm thủ công rất tinh xảo và sinh động. Hiện nay nó đã không còn xa lạ và được sử dụng rất phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam, bởi chất lượng cũng như sự thẩm mỹ của từng sản phẩm.
Lộc bình gốm sứ đắp nổi có một hình dáng đặc trưng đó là thân phình , miệng xòe, cổ thắt. Ngoài ra là những đường nét hoa văn tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn được in nổi đẹp bắt mắt, tạo được ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì vậy, lộc bình gốm sứ là bình tài lộc có vị trí quan trọng trong việc giữ tiền tài cho gia chủ, hút sự sung túc về tài lộc, thu niềm hạnh phúc và may mắn cho gia đình, dòng họ.
* Đồ thờ cúng
Tục thờ cúng tổ tiên đã có từ thời nguyên thủy, thể hiện qua việc thờ những người đã khuất với ý nghĩa chính là thể hiện lòng biết ơn với đấng sinh thành của mình và cầu mong họ sẽ phù hộ cho cuộc sống của người trần tốt đẹp hơn. Và việc bạn càng trang nghiêm và thành tâm cầu nguyện ắt sẽ thành hiện thật. Đó cũng là niềm tự hào của tổ tiên ở cõi trên.
Việc lựa chọn mẫu đồ thờ là cực kì quan trọng. Bộ đồ thờ đắp nổi, với mỗi sản phẩm được làm ra là bằng tất cả tâm huyết của một người nghệ nhân để được một sản phẩm đẹp thì độ kỳ công rất lớn nên độ kỳ công của mỗi sản phẩm. Có thể thấy gốm sứ bát tràng vô cùng độc đáo đi cùng với những họa tiết hoa văn được đắp hổi hết sức tỉ mỉ.
Một bộ đồ thờ Bát Tràng đầy đủ sẽ bao gồm rất nhiều món như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, nậm rượu, ống hương, đèn thờ, bát sâm, bộ ấm chén và kệ tam cấp… Để phù hợp với không gian thờ cúng của từng gia đình thì set đồ thờ sẽ được tách ra thành những bộ nhỏ, ít sản phẩm hơn. Theo đó, giá thành sản phẩm cũng sẽ được thay đổi linh động tùy theo ít hay nhiều món của bộ sản phẩm.
* Chóe phong thủy đắp nổi
Chóe trong thờ cúng có hình dạng như cái chum đựng nước có nắp đậy, cổ lọ, thân phình to và thắt xuôi về phía đáy.
Chóe gốm sứ Bát Tràng là một vật phẩm trang trí được mô phỏng giống với chiếc thạp đựng gạo của mỗi gia đình thời xưa. Ngày ấy, chóe gốm sứ không mấy phổ biến vì chỉ có các gia đình quyền quý giàu sang mới đủ khả năng để sở hữu.
Ngày nay, chóe gốm sứ đã khá phổ biến do đời sống người dân nâng cao rất nhiều và nhu cầu sử dụng các đồ dùng phong thủy cũng được chú trọng.
Bên cạnh đó, chóe gốm sứ Bát Tràng được đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Bát Tràng tô điểm những họa tiết ấn tượng. Mỗi đôi chóe được đắp nổi theo từng chủ đề khác nhau như chóe gốm sứ Công Đào, Phúc Đức..v.v. tương ứng với từng ý nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung chóe gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn có ý nghĩa mang lại những điều tốt lành cho gia chủ.