1. Đôi nét về Gốm Sứ Bát Tràng
Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được tính vào khoảng thế kỷ 14 - 15.
Trong vòng xoáy của nhịp sống mới, có những làng nghề ở Hà Nội chỉ còn tồn tại trong thơ ca, nhạc hoạ và trong ký ức của người Hà Nội. Nhưng, cũng có những làng nghề truyền thống còn tồn tại và đang cố gắng tìm những lối đi mới. Làng gốm sứ Bát Tràng là một điển hình cho sự nhạy bén bắt kịp thị hiếu khách hàng hiện đại.
Đến thăm làng gốm sứ Bát Tràng hôm nay, khách hàng có thể nhận thấy rất rõ sự nhạy bén của những người thợ gốm, họ đã làm mới mình để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại.
Hiện nay, những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén...của Bát Tràng được làm thủ công với những mẫu hoa văn thô sơ đã nhường chỗ cho những sản phẩm đẹp mang tính nghệ thuật cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng.
Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng so với trước đây. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới về chủng loại, mẫu mã đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy,... Làng gốm sứ Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp mọi miền của đất nước về đây để sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc..
2. Họa tiết Phi Minh Túc Thực trong gốm sứ Bát Tràng
Có thể nói, Phi - Minh - Túc - Thực là một đề tài không hiếm thấy trên các sản phầm đồ gốm xưa. Để làm nên trọn bộ đề tài này cần có 4 bức tranh chính. Mỗi bức lại gửi gắm những ý nghĩa khác nhau. Thông thường, đề tài này có 2 cách thể hiện. Thứ nhất được vẽ trên cùng một sản phẩm tạo thành bức tranh tứ bình độc đáo. Thứ hai là 4 đề tài Phi - Minh - Túc - Thực được chia thành 4 sản phẩm khác nhau tạo thành một bộ sản phẩm cùng có chung đề tài.
Tuy là đề tài không mấy xa lạ trong làng gốm cổ Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng có được những hiểu biết chính xác về Phi - Minh - Túc - Thực.
Phi (飛 - Bay): Là sựu tự do, phóng khoáng. Trên con đường sự nghiệp thì đó là phát đạt, thăng tiến lên cao
Minh (鳴) tiếng chim hót, đồng âm với chữ (明) là sáng sủa, tươi sáng: Thể hiện một tương lai quang minh sáng lạn, tiền đồ tươi sáng
Túc (宿 - Ngủ) đồng âm với chữ Túc (足) sung túc: Là biểu tượng của sự no đủ, dư dả và một cuộc sống giàu có
Thực (食): Biểu tượng của sự giàu có, có của ăn của để
Xét về tổng thể, đề tài Phi - Minh - Túc - Thực là lời cầu chúc cho một cuộc sống đủ đầy, giàu sang và làm ăn phát đạt. Thông thường những mong ước ấy được chuyển hóa thành các nét vẽ, họa tiết chim thú trên bình gốm để tạo nên sự gần gũi, gắn bó hơn với cuộc sống của con người.
Đề tài Phi - Minh - Túc - Thực được thể hiện như thế nào trên gốm Bát Tràng?
Đối với gốm Bát Tràng, Phi - Minh - Túc - Thực cũng không phải đề tài xa lạ. Đề tài Phi - Minh - Túc - Thực của Bát Tràng đa số được thể hiện qua hình ảnh chim (cầm). Vẫn giữ nguyên những nét đặc trưng của dòng gốm Bát Tràng nhưng các sản phẩm với họa tiết theo đuổi hướng đề tài cổ này đã giúp bổ sung thêm sự độc đáo vào gốm Bát Tràng.
Các nét vẽ trên gốm sứ vừa mềm mại, uyển chuyển vừa đặc tả được một cách tối đa cái thần thái của họa tiết chim thú. Chẳng hạn như hình ảnh chim thiên nga trên những chiếc bình thiên nga. Con thì đang dang cánh bay về (Phi), đầu vươn cao thể hiện mong muốn thăng tiến, phát triển cũng như sự tự do thoải sức vẫy vùng. Con lại đang ngẩng lên cất tiếng kêu (Minh) như gọi những điều tươi mới, sán lạn về với gia chủ. Trong khi đó, có con lại mang dáng vẻ tảo tần, mò mẫm kiếm ăn (Thực), con khác lại lim dim ngủ rúc đầu vào cánh (Túc) thể hiến sự bình yên, no đủ, sung túc. Bốn hoạt động tạo thành thành bức trang tứ bình đơn giản mà đặc sắc.
Bạn hãy chú ý đến bức họa, chi tiết nào cũng rất đẹp và sống động. Cảnh vật bên sông gợi một cảm giác rất thanh bình, êm ả mà ta có thể cảm nhận được làn gió như đang vờn qua những bụi lau, khóm cỏ vậy. Khóm lau mọc bên bờ hay cây mẫu đơn dường như hơi lay động, rung rinh rất nhẹ.
Bức tranh này mang đậm nét dân dã của vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng mà chứa đựng hàm ý triết lý sống sâu sắc. Từ những nét vẽ cách điệu tạo nên những bức tranh thôn quê, thuần vIệt nhưng lại chính là lối chơi chữ đầy tinh tế của người xưa: Mượn hình nói ý. Ước mơ về cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, đủ đầy được các nghệ nhân truyền tải vào từng sản phẩm giúp mỗi sản phẩm không chỉ là một đồ vật đơn thuần mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Chính những ý nghĩa sâu sắc được chứa đựng trong mỗi sản phẩm gốm Bát Tràng khiến nhiều người hiểu và yêu thích sản phẩm gốm này hơn và lựa chọn làm quà tặng cho bạn bè, người thân, cấp trên. Đồng thời, những công ty, doanh nghiệp khi có nhu cầu chuẩn bị quà tặng cho khách hàng, đối tác cũng có thể sử dụng sản phẩm như một món quà tri ân ý nghĩa.