
1. Tìm hiểu sơ qua về tranh gốm sứ Bát Tràng
Tìm hiểu về tranh gốm - Chỉ với màu nâu đỏ đặc trưng, tranh gốm có bề ngoài không được đẹp như tranh sứ. Tranh gốm được ứng dụng làm tranh treo trong nhà và tranh công trình.
- Tranh được làm hoạ tiết nổi trên mặt tranh theo dạng phù điêu.
- Mặt tranh không được nhẵn và có màu sắc tối nên thích hợp với những không gian cổ kính.
- Tranh gốm có ưu thế chịu được điều kiện ngoại cảnh nên còn được làm các vật dụng trang trí cho sân, vườn, công trình công cộng.
- Vì có cấu tạo không chắc chắn, độ cong vênh cao, tranh gốm chỉ được sản xuất với kích thước trung bình hoặc bé như kiểu tranh ghép.

Tìm hiểu về tranh sứ - Tranh sứ có đặc điểm sáng bóng và có tính thẩm mỹ cao hơn tranh gốm. Vì bề mặt nhẵn, các chuyên gia có thể vẽ hay khắc nổi hoạ tiết dễ dàng.
- Tranh cũng được phân làm 2 loại là tranh treo phòng và tranh công trình.
- Tranh treo phòng chia làm 2 loại nhỏ nữa là tranh đơn và tranh bộ. Trong đó, tranh bộ là loại tranh có 2 bức, 3 bức hoặc 4 bức. Ví dụ có tranh tứ quý, Cá chép trông trăng, Phúc Lộc Thọ...
- Vì tranh sứ đẹp hơn tranh gốm nên được ứng dụng rộng rãi hơn như trang trí không gian ngoài trời, treo tường, đèn thấu quang hoặc đèn xông tinh dầu...

2. Quy trình tạo nên tranh gốm sứ Bát Tràng
Quy trình làm tranh gốm Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu: đất sét sẽ được lọc ở dạng lỏng để loại bỏ tạp chất bên trong. Sau đó để khô dẻo lại, trải ra nền, cán đất phẳng dưới nền. Khoảng rộng tùy vào kích thước bức tranh.
Bước 2 - Tiến hành làm phù điêu trên mặt tranh. Các họa tiết được khắc nổi. Đây là công đoạn chính mất nhiều công nhất.
Bước 3 - Cắt tranh: Tranh đã được làm xong sẽ cắt nhỏ thành từng miếng. Những đường cắt thường không cần thiết phải theo quy luật thẳng hàng. Cắt theo cảnh, theo nét khắc sao cho phù hợp là được. (Bước này thường dùng cho tranh ghép công trình).
Bước 4 - Nung đốt: Tranh được nung đốt trong lò để cho ra thành phẩm lên màu sắc. Thông thường, tranh sẽ nung đốt trong vòng 5 - 7 ngày phụ thuộc vào độ khô của tranh. Trước khi cho vào lò nung, tranh phải được mang đi phơi ngoài trời cho khô rồi mới được nung chín.
Bước 5 - Hoàn thiện: Đối với dòng trang trí nhà, tranh sẽ được đóng khung treo tường. Còn tranh công trình sẽ được đem đi lắp tại công trình. Các miếng tranh sẽ được chuyên gia ghép nối cho ăn khớp
Quy trình làm tranh sứ
Bước 1 - Làm phôi tranh: Từ những hòn đất thô rắn chắc, nguyên liệu đất sét được làm thành dạng lỏng và được đổ vào khuôn thạch cao để tạo thành một tấm phôi. Phôi sẽ được phơi khô ở nhiệt độ môi trường tự nhiên.
Bước 2 - Vẽ tranh: Tranh sứ phải được vẽ thủ công một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Để hoàn thành 1 bức tranh, người thợ phải mất nửa ngày, có bức vẽ 2 – 3 ngày mới xong. Màu vẽ là bột màu pha loãng để khi vẽ sẽ thấm vào phôi.

Bước 3 - Phủ men: Tranh được phủ một lớp men sau khi được vẽ xong. Men sẽ được phun lên mặt tranh, cũng có thể nhúng nhưng rất ít khi làm vậy. Men được phun đều phủ kín trên mặt tranh.
Bước 4 - Nung đốt: Tranh được chuyển vào lò để tiến hành nung đốt. Đây là bước quyết định đến chất lượng của bức tranh. Nung sứ khó hơn nung gốm vì vậy người thợ phải có thêm kinh nghiệm và phải có thao tác chính xác. Thời gian nung hết từ 4 – 5 ngày. Bước 5 - Đóng khung treo: Tranh được đóng bằng khung gỗ hoặc khung nhựa. Với tranh ghép chỉ khác ở công đoạn cuối là thi công tại công trình, được gắn bằng xi măng.
Dưới đây là một số bức tranh thành phẩm đã được trải qua các công đoạn sản xuất:

