1. 30/4 nên đi du lịch ở đâu?
Du lịch gần Hà Nội là xu hướng “xê dịch” hot thời gian gần đây, dễ dàng di chyển và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Câu hỏi “Hà Nội có gì chơi” sẽ chẳng còn khiến bạn phải đau đầu nữa. Với bán kính dưới 20km các bạn có thể tham khảo một số điểm như: Hồ Gươm, làng gốm Bát Tràng, Thiên Đường Bảo Sơn, công viên yên sở, cầu long biên.....
Và để có một trải nghiệm tuyệt vời nhất, một nơi nổi tiếng với làng nghề lâu đời và giữ được nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội thì không thể không kể tới Làng Gốm Bát Tràng. Cùng Gốm 10 bỏ túi hành trình du lịch Bát Tràng trong bài viết này nhé!
2. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 12km theo đường bộ, 7km theo đường thủy, nằm tiếp giáp với huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), làng gốm sứ Bát Tràng được xem là một trong những tuyến du lịch trọng tâm của Hà Nội.
Bát Tràng là làng gốm nằm ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngay ngoại thành của Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống về những sản phẩm làm từ gốm sứ nổi tiếng và lâu đời nhất tại Việt Nam. Là nơi thu hút sự quan tâm và tham quan rất đông của du khách trong nước và quốc tế.
Làng nghề có tính lịch sử rất lớn, trải qua hơn 500 năm. Nhưng cái tên “Gốm Bát Tràng” vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Nơi đây chuyên sản xuất đa dạng gốm về kiểu dáng và chủng loại. Điều thú vị hơn hết là bạn được chiêm ngưỡng và tự tay trải nghiệm qua sự hướng dẫn từ các nghệ nhân nơi đây.
Tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển làng Gốm Bát Tràng tại đây:
3. Hướng dẫn đường đi tới làng Gốm Bát Tràng
Tới Bát Tràng bằng xe bus
Đối với các bạn sinh viên hay thích di chuyển bằng xe bus thì việc đi tới Bát Tràng bằng xe bus là sự lựa chọn hoàn hảo nhất vừa rẻ lại vừa không ngại mưa nắng. Từ Hà Nội đi tới Bát Tràng bạn thì bạn tới Long Biên đi xe 47 chỉ cần 35 phút là bạn có mặt ngay tại Bát Tràng với thông tin cụ thể:
- Thời gian hoạt động: 5h14 – 19h42 ( Long Biên); 5h53 – 20h21 (Kim Lan)/ CN: 5h16-19h58 ( Long Biên); 5h41-20h56 ( Kim Lan)
- Giá vé: 7000đ/lượt
- Số chuyến: 3 – 4 xe chuyến/ngày
- Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút
- Giãn cách chuyến: 28 – 33 phút/chuyến phút
Tới Bát Tràng bằng xe máy
+ Hướng đi Bát Tràng từ các quận Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm: Bạn chay qua cầu Chương Dương rồi rẽ phải xuống đê và đi thẳng thêm chừng 8km là đến Bát Tràng. Gần tới làng gốm là có biển chỉ dẫn rất to nên bạn yên tâm không sợ lạc đường nhé.
+ Hướng đi Bát Tràng từ các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng: Bạn di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy sau đó cũng rẽ lên đê và đi thêm khoảng 6km nữa là tới.
+ Hướng đi Bát Tràng từ các quận Nam, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân: Bạn chạy theo hướng cầu Thanh Trì sau đó rẽ xuống đường đi khu đô thị Ecopark sau khi thấy ngã tư đường Đa Tốn thì rẽ phải và hướng lên đê chạy thẳng là tới ngay Bát Tràng.
4. Đến làng gốm Bát Tràng có những trải nghiệm gì?
4.1 Thăm quan những xưởng gốm Bát Tràng
Hầu như 2 bên đường đều là xưởng sản xuất và cửa hàng khi bạn du lịch tới Bát Tràng. Thường ở đây nếu nhà nào rộng có thể vừa làm xưởng vừa làm cửa hàng vừa làm nhà ở luôn trong một khuôn viên. Nếu đi bộ chúng ta có thể vào tham quan những xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng ngay 2 bên đường. Thêm một trải nghiệm thú vị về các quy trình sản xuất gốm sứ cha truyền con nối tại đây.
4.2 Nặn gốm sứ - Trải nghiệm thú vị khi du lịch Bát Tràng
Trải nghiệm tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từ gốm và men sứ là điều mà du khách nào cũng vô cùn hào hứng. Chỉ cần dành ra 40-60k, bạn có thể tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng gốm Bát Tràng.
4.3 Thăm quan chợ gốm Bát Tràng
Chợ Gốm là nơi bạn có thể tìm thấy vô vàn những sản phẩm, đa dạng từ mẫu mã, kích thước… Các gian hàng ở chợ gốm bày bán như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.
5. Điểm check -in “hút like” tại làng gốm Bát Tràng
* Chợ gốm và phía trước các tiệm gốm trong làng
Những gian hàng vô vàn sản phẩm, những bức tường gốm… được xem là vị trí truyền thống nhưng cực lý tưởng để chụp ảnh, bởi hàng trăm món đồ gốm xinh xắn, màu sắc thu hút chính là hình nền tuyệt vời cho những bức ảnh sống ảo.
* Ngõ nhỏ trong làng
Len lỏi qua những con ngõ nhỏ trong làng, bạn hoàn toàn dễ dàng tìm được những backdrop ưng ý bởi sự cổ kính, mộc mạc và vô cùng dân giã giống như thời gian ngưng đọng.
* Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt
Là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m², với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, một mặt ngoảnh ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỉ đồng.. Công trình này bên ngoài có 7 khối vòng xoáy, tượng trưng cho 7 bàn xoay gốm (một công cụ không thể thiếu của nghề làm gốm truyền thống). Công trình có những khu vực để du khách có thể trải nghiệm với nghề gốm, đồng thời tham quan những sản phẩm của các nghệ nhân, nghệ sĩ.
Địa chỉ: Số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Với chức năng bảo tàng và trung tâm thương mại trưng bày các sản phẩm tinh hoa, công trình gồm các khối khối chính. Khối bảo tàng phía ngoài tạo ấn tượng ở quảng trường Gốm, nơi trưng bày các sản phẩm thủ công. Các tầng trên là nơi trưng bày các dòng gốm nổi tiếng của làng.
Ngoài ra, khu vườn trên mái vừa tạo cảnh quan đẹp, cũng là không gian xanh để thư giãn, giao lưu. Khối 4 tầng bên trong dành cho các hoạt động khác như nhà hàng, khu biểu diễn…
6. Những món ăn đặc sản tại khu du lịch Bát Tràng
* Canh măng mực Bát Tràng
Món canh măng mực được xem là đặc sản truyền thống của người Bát Tràng, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân làng gốm. Canh măng mực được nấu rất kỳ công và tốn thời gian, nhất là công đoạn tước măng và mực nhỏ như que tăm. Để có dược món ăn ngon, các nguyên liệu sử dụng cần phải được chọn lựa kỹ, cẩn thận.
Người ta chế biến khéo đến độ không còn cảm thấy vị tanh của mực mà chỉ có vị thơm của mực khô nướng, kết hợp với vị măng khô thanh nhẹ, dịu của nước dùng. Khi nấu phải lấy nước dùng tôm và xương.
Đặc biệt, có thêm phần trứng thái chỉ đặt lên trên, khi ăn không bị tanh. Bát canh măng mực múc ra phải có màu vàng ươm, nước dùng phải trong và ngọt lịm. Khi thưởng thức, măng mực sẽ giòn giòn, dai dài và mềm cũng hương thơm hấp dẫn.
* Su hào xào mực Bát Tràng
Cùng với canh măng mực thì su hào xào mực khô giòn giòn đậm vị cũng là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến với Làng gốm Bát Tràng.
Để tạo được hương vị tươi ngon đặc trưng này, mực khô chế biến phải là mực Thanh Hóa để có độ ngon và thơm, và phải mua mực cái cho mềm. Sau đó, đem mực về bóc hết màng ngoài, đun nước sôi để nguội khoảng 40 độ để rửa sạch, khi con mực trắng bong dùng rượu gừng để rửa.
Su hào phải thái sợi nhỏ, vắt kiệt nước cho giòn rồi trộn với mực khô, thêm hạt tiêu và rau mùi để món ăn thêm dậy vị.
* Xôi vò chè đường
Đây là món tráng miệng truyền thống của người Bát Tràng, đặc biệt vào mùa hè. Xôi vò là món xôi kỳ công, cần nhiều công đoạn chế biến. Hạt xôi nấu sao phải tơi, đỗ xanh phải bám đều vào từng hạt xôi thành một lớp vàng mỏng, có thể khi ăn với chè mới vừa miệng, hài hòa và không bị ngán.
Tuy nhiên, cái đặc sắc của món xôi vò chè đường không chỉ ở xôi mà còn ở bát chè. Chè được ướp hương hoa bưởi, khi ăn, cái thơm thanh tao ngan ngát của hoa tan trong miệng, chè sóng sánh không loãng, không đặc.
Trên đây là một số món ăn đem đến đặc trưng ẩm thực của Làng gốm Bát Tràng, là những món ăn bạn không thể bỏ qua khi du lịch Bát Tràng.
Lễ 30/4 nên đi đâu? Chắc các bạn cũng đã có câu trả lời rồi. Chúc mọi người có một kì nghỉ luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa.