3.1. Chuẩn bị lễ vật, vật dụng cần thiết
Lễ vật gồm: Đĩa xôi, thịt luộc, đĩa hoa quả theo mùa, rượu, ấm trà và bộ chén nhỏ, chén nước sôi để nguội, lọ hoa tươi, tiền vàng.
Vật dụng gồm: Rượu gừng sạch (mua rượu mới, dùng củ gừng mới, rửa sạch, giã nát, hòa cùng rượu), nước hoa (không bắt buộc), tấm vải sạch hoặc tờ báo mới, khăn sạch, chậu nước sạch.
3.2. Cách vệ sinh, rửa bát hương
Trước khi bao sái bát hương, gia chủ cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở rộng cửa nhà thông thoáng. Gia chủ cũng cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề trước khi thanh tẩy bát hương;
Thắp 1 nén hương, khấn xin các quan thần linh, thần tài, gia tiên,… để xin phép được dọn dẹp ban thờ. Đợi tới khi hương tàn thì gia chủ có thể bắt đầu dọn dẹp.
Hạ các đồ vật thờ cúng muốn lau dọn xuống. Gia chủ dùng khăn sạch đã ngâm với rượu gừng để lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó, lau lại thêm 1 lần bằng khăn khô. Nên lau lần lượt từng món, không làm vội vàng, không để đồ thờ cúng bừa bãi mà cần sắp xếp sao cho ngay ngắn, trang nghiêm.
Rửa sạch 2 tay bằng rượu gừng. Gia chủ lấy khăn khô hoặc chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương. Sau đó, gia chủ dùng 1 chiếc khăn sạch, thấm dung dịch rượu gừng để lau sạch bên trong, bên ngoài bát hương. Chỗ chân hương rút ra hãy để lên bàn đã được phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ. Tiếp theo, hóa hết chân hương, đem tro tàn gom lại rồi thả ra sông.
Lấy khăn khô lau toàn bộ tro, bụi trên bàn thờ. Sử dụng 1 chiếc khăn sạch khác đã ngâm rượu để lau toàn bộ bàn thờ. Sau đó, tiếp tục dùng khăn khô lau lại thêm 1 lần nữa.
Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước và khấn xin thỉnh các ngài về. Với bàn thờ Phật hoặc tượng Phật hay ảnh Phật, không dùng rượu gừng để lau mà dùng khăn thấm nước sạch đã ngâm với cánh hoa hồng vàng để lau.
Việc lau dọn bàn thờ gia tiên hợp lý giúp thể hiện lòng thành kính của gia chủ, điều này sẽ giúp cho mọi người trong gia đình gặp nhiều may mắn, che chở của ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, không nhất thiết người lau dọn bàn thờ phải là gia chủ mà có thể là con cháu trong gia đình là được.
4. Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
Một số điều gia chủ cần lưu ý khi dọn dẹp, vệ sinh bát hương và ban thờ:
Ngoài thầy pháp, sư thầy,… thì gia chủ cũng có thể tự tẩy rửa, bao sái bát hương. Người thực hiện vệ sinh bát hương cần phải tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục nghiêm túc, thành tâm, thiện chí.
Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (di ảnh, bài vị, chén nước, bình hoa,… xuống), để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn.
Không được cầm cả bát hương đi đổ tro hương mà cần dùng thìa múc tro ra sau khi rút chân hương.
Sau khi đã vệ sinh, sang sửa bát hương xong, gia chủ cần đặt yên vị bát hương trên bàn thờ, không được xê dịch nữa.
Không được rửa bát hương bằng nước lạnh.
Kiêng kỵ việc làm đổ vỡ đồ đạc khi lau dọn.
Không lau dọn ban thờ vào ngày cấm kỵ trong năm như: 3 ngày đầu tháng, 3 ngày giữa tháng (14, 15, 16 hằng tháng).
Không được lau bài vị tổ tiên trước Đức Phật.
Chỉ lau chùi ban thờ, đồ thờ bằng khăn sạch.
Không để cho người phụ nữ đang có kinh nguyệt hoặc những người không sạch sẽ thực hiện vệ sinh, tẩy uế ban thờ, bát hương. Bởi những người này có thể mang uế khí vận vào bát hương, làm giảm đi độ linh thiêng của không gian thờ cúng.
Lau dọn, rửa bát hương và ban thờ là nghi lễ quan trọng nên đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và thành tâm khi thực hiện. Trên đây là trình tự thực hiện và một số lưu ý quan trọng mà gia chủ cần nắm vững. Đồng thời, nếu chưa rõ, gia chủ có thể tham khảo thêm lời khuyên của sư thầy, thầy pháp, để thực hiện chuẩn nhất, tránh phạm phải những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ.