1. Sự tích và phong tục Tết Đoan Ngọ
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học Đông Phương, hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng 5 được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết giết sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ là ngày tết giết sâu bọ trú ngụ trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể giết được chúng mà chỉ có đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Hoa quả, rượu nếp cẩm, phải ăn vào sáng sớm 5/5 âm lịch, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân.
Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo. Người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy mà phong tục Tết Đoan Ngọ hình thành.
Năm nay, ngày Tết Đoan ngọ rơi vào ngày thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.
2. Những món không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ
Đối với những người ở miền Bắc, vào ngày lễ này, một mâm cúng sẽ có một món không thể thiếu là cơm rượu nếp (hay còn gọi là cái rượu). Ngoài cơm rượu nếp sẽ có mâm ngũ quả, đây thường là loại trái cây đặc trưng cho mùa này tại miền Bắc - mận, vải...
Đối với người miền Trung, mâm cúng cũng sẽ có rượu nếp, hoa quả đặc trưng của mùa nhưng trong mâm cúng của người miền Trung ngày Tết Đoan Ngọ còn có thêm thịt vịt.
Và với người ở miền Nam, mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ không thể thiếu các món như bánh ú bá trạng, chè trôi nước và xôi gấc. Ngoài ra, mâm cúng của người miền Nam cũng sẽ có cơm rượu nếp và hoa quả.
Một số món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ:
- Cơm rượu nếp:
Cơm rượu, một đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ, là một món ăn phổ biến được cúng và ăn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Theo quan niệm dân gian, ăn cơm rượu và uống rượu vào ngày này có khả năng diệt sâu bọ hiệu quả.
- Chè trôi nước
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, chè trôi nước là món ăn đặc trưng của người miền Nam. Chè được chế biến từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh thơm ngon. Khi thưởng thức chè, ta cảm nhận được hương vị thanh mát và thơm ngon, đặc biệt khi kết hợp với nước cốt dừa thơm ngọt. Món chè này không chỉ ngon miệng mà còn mang lại cảm giác dễ chịu và sảng khoái trong ngày hè oi bức.
- Hoa quả
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, trái cây trở thành vật không thể thiếu trên bàn cúng tổ tiên và trong bữa tiệc gia đình. Tháng 5 âm lịch mang đến mùa của vải và mận Hà Nội, khiến cho mâm cúng trở nên phong phú và hương vị trái cây thêm ngọt bùi, chua thanh, làm cho ngày Tết trở nên đậm đà hơn.
Trong khi đó, ở miền Nam, xoài, chôm chôm, dưa hấu, và vải là những loại trái cây được ưa chuộng để cúng ông bà và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ. Những loại trái cây này đặc biệt và đậm hương vị của vùng miền Nam. Khi bày cúng và thưởng thức những quả trái này, người dân miền Nam gửi gắm mong ước một mùa màng thịnh vượng, đầy tốt lành, và hy vọng rằng bệnh tật sẽ tan biến, cây trái sẽ đâm chồi nảy lộc.
3. Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:...... Ngụ tại:......
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 năm 2022
Gặp tiết ngày Tết Đoan Ngọ năm Tân Sửu 2021, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.