1. Ở làng, lửa có tiếng nói riêng
Nói đến Bát Tràng, ai cũng nghĩ đến lò gốm đúng thôi, lò là trái tim của làng. Nhưng nếu hỏi kỹ, thì không phải cái lò nào cũng “nổi lửa” được. Cũng giống như ngôi nhà có mái, có tường nhưng nếu không có người sống, thì chỉ là khung gạch lạnh.

Lửa gốm cũng vậy cần có người nhóm, người canh, người hiểu nó.
Vì mỗi mẻ gốm nung là một “canh bạc” của cảm giác:
- Nhiệt độ đủ chưa?
- Men có “ăn” đều không?
- Thời tiết hôm nay có khiến đất nứt không?
- Gió từ sông thổi vào có làm lệch lửa không?
Không có công thức nào chính xác cho tất cả. Chỉ có những đôi tay nhiều năm nghề, mắt tinh, và cả trực giác mới giữ được ngọn lửa ấy.
2. Nghề gốm, không ai làm một mình
Ở xưởng Gốm 10, có bác thợ hơn 60 tuổi từ thời còn dùng lò củi, ngủ đêm canh lửa, nếm tro để đo độ. Cũng có những bạn trẻ sinh năm 2000, chưa từng thấy lò thủ công, nhưng đang học nghề bằng cách… làm hỏng thật nhiều lần.
- Không ai làm giỏi ngay từ đầu.
- Không ai “giữ lửa” bằng cách ngồi nhìn.
Mà là đặt tay vào đất, chịu bẩn, chịu nóng, chịu thất bại và không bỏ nghề sau lần đầu nung hỏng.

Và khi làm gốm đủ lâu, người thợ bắt đầu có “giác” với lửa.
- Không cần đo, chỉ nhìn qua màu men là biết: “Mẻ này men ăn chưa tới.”
- Không cần nói, chỉ nghe tiếng gõ là biết: “Bình này rỗng đáy rồi.”
- Nghe có vẻ “huyền bí”, nhưng thật ra đó là kết quả của rất nhiều năm không bỏ cuộc.

3. Giữ nghề là giữ người
Gốm 10 tụi mình ra đời không chỉ để bán sản phẩm. Mà còn để tạo ra một nơi mà người làm nghề có thể yên tâm sống với nghề.
Gốm không phải là nghề dành cho người vội. Cũng chẳng phải công việc “một sớm một chiều” mà thành thợ.
Có người cả đời chỉ chuyên làm một dáng lọ, một kiểu men. Có người chỉ chuyên vẽ tay, nhưng nhìn nét vẽ là biết ngay “của ai làm”.
Tụi mình hay gọi vui đó là “cách ký tên bằng tay” vì mỗi người thợ, dù không ghi tên lên sản phẩm, nhưng vẫn để lại dấu ấn rõ ràng. Những dấu ấn đó, không cái máy nào sao chép được.

Không phải lúc nào cũng suôn sẻ có mẻ hỏng, có lúc thiếu đơn, có khi đứng cả buổi mà đất vẫn không “chịu tay”. Nhưng nhờ vậy, mình mới quý hơn từng chiếc gốm làm ra, từng người thợ đang âm thầm giữ ngọn lửa làng nghề.
* Cảm ơn vì đã lắng nghe chuyện làng
Nếu bạn từng cầm trên tay một món gốm và cảm thấy… nó có gì đó ấm ấm, gần gũi, Thì có thể bên trong nó có chút lửa từ bàn tay người thợ gửi gắm vào.
Cảm ơn bạn đã lắng nghe Gốm 10 kể chuyện những câu chuyện đơn giản, nhưng thật lòng.
