1. Tục lệ hoá vàng trong văn hoá người Việt
Hóa vàng, có thể hiểu là một dạng dâng cúng các giá trị vật chất cho thần linh, người đã khuất núi trong gia đình. Thay vì đốt tiền thật, người dân đã tự chế tạo ra tiền giấy gọi là vàng mã giống tiền thật để đốt với hy vọng rằng tổ tiên sẽ thấu tỏ tấm lòng của con cháu.
Theo ý kiến chuyên gia, tiền giấy ban đầu không dùng để đốt, mà chủ yếu chôn cùng, treo xung quanh, hoặc rải quanh mộ. Nhưng về sau, việc đốt tiền vàng mã được sử dụng phổ biến, từ nghi lễ của vua quan, đến người dân thường và trở thành một tín ngưỡng trong dân gian.
Tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc. Về đến Việt Nam, kết hợp thêm với tư duy “trần sao âm vậy” nên “thế giới vàng mã” ngày càng đa dạng, phong phú: từ xe máy, ô tô, áo vest, thậm chí cả máy bay và điện thoại di động.
Vào ngày Tết, người ta quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Đến chiều 30 Tết, người Việt sẽ có tục cúng tất niên và dọn dẹp, sắp xếp lại bàn thờ. Lúc này, những chân nhang hay vàng mã của năm cũ sẽ được đem đốt hết. Đây được coi là dạng hóa vàng để kết thúc tất cả những gì còn sót lại của năm cũ.
Nhiều người cho rằng, hóa vàng là một hình thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, bản chất của việc này lại không phải như vậy. Việc hóa vàng, thực chất mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình.
Nhiều người cho rằng, càng đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành, càng thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Cách hiểu như vậy là sai. Thực chất, đốt càng nhiều vàng mã sẽ làm lãng phí tiền bạc và gây ô nhiễm môi trường.
2. Lò hoá vàng/ lư đỉnh dùng để đốt, hoá vàng
Đỉnh Hóa vàng hay còn gọi là lò hóa vàng sản phẩm được kết hợp vật liệu composite sợi thủy tinh xi măng chịu được nhiệt tốt, đảm bảo chịu được nhiệt độ lớn toả ra trong quá trình đốt cháy vàng mã của người sử dụng. Thiết kế nhiều lỗ toả khói, cùng miệng cửa lớn giúp nhiệt nhanh chóng toả lên trên làm giảm tối đa nhiệt toả xung quanh tạo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Thực chất trên thị trường chưa có lò hoá vàng bằng gốm sứ vì là không cần thiết. Lò hoá vàng thường được đặt ngoài trời, sau một quá trình sử dụng chịu sự tác động của lửa đốt bên trong và tác nhân khói bụi bên ngoài khiến sản phẩm sẽ nhanh bị mất tính thẩm mỹ. Do vậy để sản xuất lò hoá vàng bằng gốm sứ là điều lãng phí. Vì thế đỉnh/lò hoá vàng thường được làm từ xi măng, đồng, đá, bê tông là thích hợp nhất.
3. Cấu tạo của Đỉnh hóa vàng Đại Phát
Đỉnh hóa vàng gồm có thân đỉnh được thiết kế chuẩn về tâm linh, phong thuỷ
- Bụng đỉnh phình to, là nơi tản nhiệt đều xung quanh, bên cạnh đó tạo cảm giác ấm cúng và đầy đặn, thể hiện sự sung túc, ấm no, hạnh phúc
- Bên cạnh có 2 chú rồng chầu thể hiện sức mạnh uy linh giao hòa giữa đất và trời, âm và dương cầu mong người cõi khác nhận được vật cúng từ người cõi dương và phù hộ cho gia đình được bình an và thịnh vượng
- Miệng hóa vàng được thiết kế theo kiểu lỗ ban là nơi đưa vàng mã vào để hóa
- Nắp đỉnh thiết kế thu nhỏ tròn đều trên đỉnh là 1 chú nghê với ý nghĩa bảo vệ cho khu dân cư khỏi những tà khí.
- Đỉnh có 3 chân tạo thế vững chãi, có chiếc đỉnh to nặng đến hàng trăm cân, đỉnh nhỏ vài chục cân, dù có gió bão mấy cũng không quật ngã được lư đỉnh.
Lư đỉnh hoá vàng Đại Phát tại Gốm 10 với đường kính 30cm gọn gàng, tiện lợi có thể dùng trong gia đình, căn hộ chung cư... Vì thế mà chiếc lư đỉnh này được nhiều người ưa chuộng.
Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chu đáo.