1. Bát cơm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng được biết đến với các sản phẩm gốm sứ không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng.
Làng nghề Bát Tràng nổi tiếng với sản xuất Gốm sứ đã bắt đầu từ hàng trăm năm trước. Hiện nay, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đang ngày càng trở lên phong phú và đa dạng tuy nhiên đặc biệt vẫn phải kể đến đó là Bát Cơm Bát Tràng.
Bát cơm (chén cơm) là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình việt nam chúng ta và cũng là một biểu tượng đặc trưng của Đông Nam Á.

2. Các bước sản xuất Bát cơm Bát Tràng
Bước 1: Chọn, xử lý và pha chế đất
Bát ăn cơm (Chén cơm) của Bát Tràng hầu hết đều có vật liệu chủ yếu là đất sét trắng. Bên cạnh đó, các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng cũng có bổ sung thêm một số vật liệu khác để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Trong bước này, người làm gốm sẽ nhào đất sét để và các nguyên liệu khác để bắt đầu các bước tạo hình sản phẩm.

Đất sét khi khai thác, thường bị rắn nên phải tưới nước cho no rồi dùng mai thái mỏng. Loại bỏ tạp chất; dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn; thái đi thái lại nhiều lần tạo nên đất có độ mịn, dẻo. Công đoạn này gọi là luyện đất hay thấu đất.
Bước 2: Nặn hình tạo dáng và phơi khô
Tại Bát Tràng có hai cách nặn hình và tạo dáng sản phẩm:
– Tạo hình bằng phương pháp thủ công:
Đất luyện kỹ vừa, có độ dẻo. Sau đó đất được nặn thành dây dài to bằng cổ tay, người thợ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng giữa bàn xoay, chân phải đạp bàn, hai tay chuốt. Mọi sản phẩm to, nhỏ, dày, mỏng đều do hai bàn tay điều khiển, không có khuôn mẫu nhất định, kích thước từng cỡ do mực mắt, có sai lệch nhưng không đáng kể. Tạo hình bằng bàn xoay, thường dùng để sản xuất những sản phẩm có kích thước lớn như: Chum, lọ, bình, âu…

– Tạo hình công nghiệp:
Kỹ thuật này đang được sử dụng phổ biến, vì có thể sản xuất hàng loạt, cho năng suất cao. Việc tạo hình sản phẩm theo khuôn in gồm ác khâu đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.

Tiếp theo đó, những sản phẩm đã được tạo hình hoàn chỉnh sẽ được đem đi phơi khô. Chú ý, phải được phơi hoàn toàn tự nhiên tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm.
Bước 3: Phủ men và trang trí hoa văn
– Trang trí hoa văn trên sản phẩm:
Sau khi gốm được phơi khô sẽ được vẽ bằng bút lông vẽ màu để trang trí các loại hoa văn để tăng tính nghệ thuật cho sản phẩm. Các nghệ nhân cũng có thể sử dúng các lối trang trí hoa văn khác như đánh chỉ hoặc bôi men chảy để tạo nên các đường nét tự nhiên hài hòa.
Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung.

– Cắt gọt và khắc vạch sản phẩm gốm:
Bát cơm sau khi chuốt xong được phơi nắng, khi nào đất se cứng thì tiến hành sửa, gọt, cạo nhẵn…theo đúng ý muốn. Các chi tiết khác như: quai, tai hoặc trang trí các hình động vật nổi, hoa lá… Tất cả đều được thực hiện ở giai đoạn này. Khắc vạch là phương pháp trang trí hoa văn chủ yếu. Người thợ gốm vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp lên xương gốm sau đó đem nung.
– In hoa văn bằng khuôn:
Một số sản phẩm gốm có hoa văn khắc chìm vào xương gốm được thực hiện bằng phương pháp in khuôn. Điển hình là các sản phẩm gốm men ngọc và gốm men hoa nâu.
- Tráng men:
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung.
Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng lên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm.
– Sửa hàng men:
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành “cắt dò”. Tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là “sửa hàng men”.
Bước 4: Nung đốt sản phẩm
Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của sản phẩm. Nhiên liệu đun là củi, than cám hoặc gas. Tuỳ theo mỗi loại lò và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau. Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C và đồ sứ từ 1280 – 1350 độ C.

Bước 5: Nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm
Tất cả các sản phẩm đều phải trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt nhất. Đảm bảo mang đưa ra thị trường những bộ bát ăn cơm đẹp Bát Tràng và chất lượng cao.

3. Một vài lưu ý khi mua Bát cơm Bát Tràng
* Cách kiểm tra sản phẩm gốm sứ khi mua hàng
– Kiểm tra lớp men tráng trên sản phẩm: Quan sát bề mặt ngoài của bát cơm để xem độ sáng; xỉn của mầu men, tươi tối, đậm nhạt của các hình vẽ và các điểm đen, vết rạn nứt hay không.
– Dùng một que nhỏ gõ nhè nhẹ lên thành bát. Nếu âm thanh phát ra nghe giòn, trong thì đó là đồ tốt, nếu âm thanh đục hay pha tạp thì chứng tỏ trên mình nó có vết rạn nứt nào đó mà bạn chưa nhìn ra.
– Hãy úp ngược bát cơm lên một mặt phẳng hay úp ngược chúng vào nhau để xem độ tròn méo như thế nào. Nếu đồ vật được tạo tròn trĩnh, cân đối thì úp khi xuống sẽ không thấy cong lệch.
* Sản phẩm chính gốc Bát Tràng
Các mẫu bát cơm gốm sứ trên thị trường hiện nay có nhiều loại, sản phẩm tràn lan khó được kiểm định chính xác. Vì thế, bạn nên lựa chọn mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính gốc để đảm bảo quyền lợi của mình khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
Bát cơm Bát Tràng được sản xuất theo quy trình bán thủ công. Từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra đều được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại. Sản phẩm vừa bền đẹp vừa đảm bảo vệ sinh an toàn khi đựng thực phẩm trong thời gian dài.
* Đơn vị cung cấp chuyên nghiệp và uy tín
Để mua được những mẫu bát cơm gốm sứ đẹp với chất lượng tốt, chính gốc Bát Tràng, bạn hãy liên hệ với những đơn vị cung cấp gốm sứ Bát Tràng chuyên nghiệp và uy tín. Gốm 10 là một thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam và trên thế giới những sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng với chất lượng tốt, dịch vụ hài lòng và giá cả cạnh tranh, Gốm 10 không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, đưa ra các giải pháp kinh doanh toàn diện để đáp dứng được yêu cầu của tất cả các khách hàng. Năm 2017 Gốm 10 đã lọt Top 50 thương hiệu độc quyền, uy tín tại Việt Nam, được công nhận là Thương Hiệu mạnh ASEAN năm 2018 và TOP 10 Thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm năm 2020.
Qua bài viết trên mong rằng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho việc lựa chọn bộ cơm đĩa Bát Tràng thích hợp với gia đình mình. Hi vọng rằng bằng cách liên tục cập nhật những kiểu mẫu cũng như sản phẩm gốm sứ Bát Tràng thì Gốm 10 vẫn sẽ luôn chiếm trọn lòng tin yêu từ phía khách hàng !
- Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Gốm 10
- Top 50 thương hiệu độc quyền, uy tín tại Việt Nam 2017 - Thương Hiệu mạnh ASEAN 2018 - Top 10 Thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng 2020
- Trụ sở chính : Số 22 đường Chợ Chiều, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội
Hotlines: 096 111 1010 - 081 888 1010
- Chi nhánh HCM: 744A đường Trường Chinh, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM
Hotlines: 098 246 1010 - 084 888 1010
- Website: https://gom10.vn
- Fanpage : https://www.facebook.com/Gom10vn