1. Men rạn cổ Bát Tràng
Men rạn là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận men rạn cổ chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ 16 và kéo dài tới đầu thế kỉ 20.
Sản phẩm được sản xuất theo xu hướng giả cổ, mang đến vẻ đẹp độc đáo cho những người ưa thích cổ điển, xưa cũ.
2. Quy trình sản xuất đồ gốm men rạn cổ Bát Tràng
Bất kỳ loại gốm sứ nào đều được tạo thành bởi ba yếu tố “Nhất Xương, Nhì Da, Thứ Ba Đến Lửa”. Gốm sứ men rạn cũng tương tự như vậy, từng công đoạn một đều đòi hỏi các nghệ nhân nắm rõ đặc tính của vật liệu, nhiệt độ và canh chỉnh thời gian chuẩn xác nhất. Dưới đây là 10 công đoạn chính trong quy trình sản xuất đồ gốm men rạn chỉ có tại Bát Tràng:
2.1 Tạo cốt gốm
Yếu tố đầu tiên để có thể tạo ra sản phẩm đồ gốm men rạn chính là tạo phần cốt gốm. Đối với gốm men rạn thì khi cầm chúng ta sẽ thấy rất nặng tay, độ dày lớn tuy nhiên khi bạn gõ vào lọ gốm thì lại phát ra tiếng kêu rất vang, trong trẻo chứ không bị “chì” như những loại gốm sứ kém chất lượng. Theo đó, để tạo ra được cốt gốm thì đất phải trải qua quá trình chọn lọc, xử lý, pha chế trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng mới đạt chất lượng. Cụ thể các giai đoạn tạo cốt như sau:
Chọn đất
Loại đất đặc trưng được sử dụng để tạo nên sản phẩm gốm Bát Tràng chính là đất sét được lấy từ Trúc Thôn với đặc tính là có độ dẻo cao, hạt mịn, khó hòa tan trong nước và chịu được nhiệt độ lên đến 1650 độ C. Loại đất sét từ Trúc Thôn này có độ ngót (co lại) khi sấy khô rất lớn nên khi gia công đòi hỏi người nghệ nhân phải có linh nghiệm mới có thể căn chỉnh và cho ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Đặc biệt, đối với việc tạo đồ gốm men rạn thì cần phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng hơn. Theo người nghệ nhân hàng đầu Bát Tràng cho biết “nguyên liệu đất sét được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương. Đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiên Yên Tử và có được sự hòa quyện với nước sông Hồng phủ lên mình lớp men”.
Xử lý đất
Tiếp đến thì sẽ bắt đầu công đoạn xử lý đất, bởi trong đất có chứa nhiều tạp chất khác nhau. Thông thường, để xử lý đất thì các xưởng gốm sẽ có 1 hệ thống bao gồm 4 bể chứa được thực hiện theo trình tự lần lượt như sau:
- Bể đánh: Đây là bể được dùng để ngâm đất sét thô và nước (3 – 4 tháng). Với bể này thì đem đến tác dụng chính là làm cho đất phá vỡ kết cấu nguyên thủy và phân rã hòa lẫn với nước tạo thành một hỗn hợp dạng lỏng.
- Bể lắng (bể lọc): Tại đây, hỗn hợp ở trên sẽ được đem xử lý tiếp để đưa qua bể lắng. Khi để yên trong bể lắng này một thời gian thì đất sét có khối lượng nặng lắng xuống dưới, còn các tạp chất hữu cơ nhẹ thì sẽ nổi lên trên và sẽ được người nghệ nhân vớt bỏ đi.
- Bể phơi: Tiếp đến xưởng gốm sẽ sử dụng bể phơi để phơi đất trong vòng 3 ngày liên tục rồi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Bể ủ: Tại đây, đất sau khi phơi sẽ được đem vào bể ủ với tác dụng chính là để khử oxit sắt và các tạp chất bằng cách lên men để có thể loại bỏ các vi sinh vật có trong đất. Đất càng được ủ lâu thì chất lượng của nó càng tốt.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm cao cấp hay bình dân mà nhiều xưởng gốm Bát Tràng sẽ pha thêm cao lanh theo công thức gia truyền. Từ đó giúp tăng độ bền xương gốm. Thế nên giá thành của các sản phẩm cũng sẽ cao hơn.
2.2 Định hình cho sản phẩm mộc
Tại Bát Tràng có hai cách nặn hình và tạo dáng sản phẩm:
– Tạo hình bằng phương pháp thủ công:
Đất luyện kỹ vừa, có độ dẻo. Sau đó đất được nặn thành dây dài to bằng cổ tay, người thợ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng giữa bàn xoay, chân phải đạp bàn, hai tay chuốt. Mọi sản phẩm to, nhỏ, dày, mỏng đều do hai bàn tay điều khiển, không có khuôn mẫu nhất định, kích thước từng cỡ do mực mắt, có sai lệch nhưng không đáng kể. Tạo hình bằng bàn xoay, thường dùng để sản xuất những sản phẩm có kích thước lớn như: Chum, lọ, bình, âu…
– Tạo hình công nghiệp:
Kỹ thuật này đang được sử dụng phổ biến, vì có thể sản xuất hàng loạt, cho năng suất cao. Việc tạo hình sản phẩm theo khuôn in gồm ác khâu đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.
2.3 Phơi, sấy và sửa hàng mộc
Những khuôn đúc sau khi được đổ hồ xong thì sẽ được đem đi phơi nơi thoáng mát hoặc được sấy dưới bóng đèn sợi đốt để cho nước bốc hơi dần. Thông thường là để trong thời gian 4 giờ – 24 giờ tùy thuộc vào kích thước sản phẩm rồi tiến hành tháo khuôn.
Những sản phẩm hàng mộc được nghệ nhân đặt trên bàn xoay và sẽ được gọt cắt những chỗ thừa, bồi đắp những chỗ thiếu cho sản phẩm hoàn chỉnh. Nhất là ở phần đế và miệng của hàng mộc sẽ được gọt sao cho đạt được kích thước và có độ dày đồng nhất. Sau đó, hàng mộc sẽ được nghệ nhân đem rửa sạch lại để loại bỏ bụi bẩn, giúp cho bề mặt đạt độ nhẵn mịn nhất.
2.4 Chuốt chi tiết và đắp nổi
Công đoạn tiếp theo là chuốt và đắp nổi cho sản phẩm gốm sứ. Công đoạn này đòi hỏi cao về tình tỉ mỉ, sự tinh tế của sản phẩm sao cho được sắc nét nhưng vẫn mềm mại, uyển chuyển nhất.
Sau đó là công đoạn đắp nổi các chi tiết tạo nên sự khác biệt của dòng gốm men rạn nổi tiếng của Bát Tràng. Tùy thuộc vào độ kỳ công của sản phẩm có thể đắp vài chục đến hàng nghìn chi tiết khác nhau. Điểm khó ở giai đoạn này là đòi hỏi thợ gốm phải có kinh nghiệm, chi tiết đắp phải hài hòa với dáng gốm, nhẫn nại không bỏ sót bất cứ phần nào như: vảy rồng, vuốt rồng, cánh hoa, thân lá…
2.5 Nung gốm lần 1 ở nhiệt độ 700 độ C
Sau khi hoàn thiện phần chuốt chi tiết và đắp nổi, gốm sẽ được nung ở nhiệt độ khoảng 700 độ C. Thành phẩm cho màu hồng nhạt rất đẹp mất, theo tiết lộ của nhà lò thì giai đoạn này giúp cho xương gốm được định hình, chắc chắn ngay từ cốt lõi của sản phẩm. Sau đó thợ gốm sẽ phun một lớp men bóng để đảm bảo nước men được sáng ngay từ lớp đầu tiên của phần “da gốm”.
2.6 Vẽ màu lên họa tiết
Đây là công đoạn được xem là khó nhất bởi nó đòi hỏi người thợ phải có khả năng thẩm mỹ, kỹ thuật xử lý màu và cảm nhận độ đậm nhạt của màu sắc tốt nhất.
2.7 Bôi nến lên họa tiết
Trong công đoạn này, thợ làm gốm sẽ vẽ nến trắng lên các họa tiết đã hoàn thành trước đó. Mục đích là khi phun men khi bị hòa lẫn vào màu trên các họa tiết.
2.8 Nhúng men rạn
Mỗi nhà lò sẽ có cách tráng men khác nhau. Với bề mặt gốm kích thước lớn sẽ áp dụng cách dội men, phun men lên bề mặt gốm. Còn các loại gốm nhỏ áp dụng hình thức nhúng men. Mỗi nhà lò sẽ có tỉ lệ pha men và kỹ thuật khác nhau.
Sau khi nhúng men, thợ gốm sẽ kiểm tra các sản phẩm trước khi cho vào lò nung. Các vị trí khuyết men cần quệt lại. Chỗ thừa men cần cạo bớt để độ dày ở các vị trí được đều nhau.
2.9 Nung gốm lần 1 ở nhiệt độ 1280 độ C
Đây cũng là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất đồ gốm men rạn cổ. Nếu lò lửa không thuận lợi thì công sức ở các công đoạn trước xem như “đổ biển”.
Giây phút nhóm lò vô cùng linh thiêng, người thợ cả thắp ba nén nhang đồng thời thành kính cầu thần lửa phù trợ. Qúa trình nung phải có người canh lửa liên tục để đảm bảo nhiệt độ ổn định giúp “gốm chín” hoàn hảo và đạt chất lượng tốt nhất.
2.10 Tạo nền men rạn nổi bật
Đồ gốm men rạn sau khi được lấy ra khỏi lò còn ấm, thợ gốm sẽ xoa một lớp mực len lõi vào trong tận xương gốm, để khô tự nhiên và cuối cùng là rửa đi lớp mực thừa cho ra thành phẩm cuối cùng.
Trước khi đưa đến tay khách hàng, thợ gốm kiểm tra lại chất lượng thành phẩm lần cuối, loại bỏ đi những sản phẩm không đạt chất lượng như bị mẻ, nứt, màu không đều, chi tiết không sắc nét.
- Ưu điểm của men rạn Bát Tràng cao cấp:
+ Sản phẩm có độ bền và thẩm mỹ cao nhờ làm thủ công và tuân thủ các quy trình sản xuất
+ Lớp men căng bóng không bị co khi chạm, nhờ quá trình nung nóng sản phẩm trên nền nhiệt cao
+ Họa tiết trang trí trên sản phẩm đều là những hình ảnh gần gũi với đời sống văn hóa người Việt Nam như: hoa sen, con rồng, mặt nguyệt,...
+ Màu sắc của sản phẩm tương đối hài hòa và giản dị, không cần pha trộn nhiều màu sắc vẫn toát lên vẻ trang nhã, sang trọng.
+ Các sản phẩm men rạn Bát Tràng hầu như các họa tiết đều được đắp nổi thủ công, đường rạn sắc nét chảy đều trên từng mạch sứ, nét rạn đậm rõ ràng, màu sắc hài hòa.
– Gốm men rạn thường được sử dụng làm đồ thờ bởi riêng nó hội tụ và căn bằng ngũ hành:
+ Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
+ Mộc: từ tro trấu trong men.
+ Thủy: trong công nhào nặn, vẽ họa tiết trang trí.
+ Hỏa: nhiệt độ cao trong lò nung.
+ Kim: tạo nên nò nung gốm, dát vàng, bọc đồng sản phẩm.
3. Dòng sản phẩm men rạn cổ Bát Tràng