Mỗi ông trong tượng Phúc Lộc Thọ biểu tượng cho một mong muốn lớn nhất của con người. Mỗi ông thỏa mãn một điều viên mãn, và cả 3 hợp lại sẽ mang tới viên mãn vẹn toàn. Cũng chính vì vậy mà bức tượng được làm bao giờ cũng phải đi kèm ba ông, không bao giờ tách rời nhau.
Cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng ông trong tượng Phúc Lộc Thọ
Ông Phúc
Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm đứng đầu triều đình xưa. Ông tên thực là Quách Tử Nghi, là Thừa tướng đời Đường. Ông Phúc có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và thành công hơn người. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ. Ông và vợ thọ 83 tuổi, khi mất thì được con cháu hợp táng. Từ đó, dân gian thờ cúng ông với mong ước chính là Phúc Đức, con đàn cháu đống, con cháu xum vầy, sống vui vẻ hòa thuận với nhau.
Sông ở đời dù có nhiều tiền bạc đến mấy, giỏi giang đến mấy nhưng nếu như sống coi cút, không con cháu, gia đình cãi vã thì cũng không để làm gì. Chính vì vậy, người ta thờ tượng ông Phúc với mong muốn nhận được nhiều Phúc.
Ông Lộc
Truyền thuyết nói rằng ông Lộc là quan lớn của triều đình, ông tên thật là Đậu Từ Quân có tài ăn nói khéo léo nên được vua ban lộc nhiều vô kể. Tuy nhiên ông là một vị tham quan, vơ vét tiền của, an tham quan hối lộ, mua quan bán tước. Khi về già ông lo buồn vì không có cháu đích tôn rồi sinh bệnh mà chết. Trước khi qua đời ông mới ngộ ra rằng " Tiền tài không phải là thứ mà đời người chạy theo tìm kiếm, chết cũng không thể mang theo " Hình tượng ông xuất hiện với chiếc mũ quan, tay cầm ngọc như ý. Ông là biểu tượng của Tài Lộc và Phú Quý. Việc thờ cúng ông với ý nghĩa cầu Tài Lộc, Tài Lộc ở đây chính là tiền bạc, là vật chất, khi vật chất được đầy đủ thì cuộc sống sẽ tốt hơn.
Tượng ông Lộc chính là biểu tượng mang tới cho gia chủ nhiều may mắn, nhiều tài lộc, sự giàu có, làm ăn phát đạt, thu được nhiều lợi nhuận từ làm ăn, cuộc sống sung túc hơn.
Ông Thọ
Ông Thọ đứng cuối cùng, ông là hình tượng ông tiên già, râu tóc bạc trắng, trán rất cao. Tay cầm trái đào tiên, tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn. Ông tên thật là Đại Phu, là thừa tướng đời Hán. Sống với triết lí rằng " Đã làm quan thì phải lấy lộc " Lộc ông nhận chỉ là do vua ban, không nhận đút lót, hối lộ. Đồng thời, lộc vua ban ông chỉ dùng để mua nhiều thê thiếp, tận hưởng cuộc sống xa hoa hưởng lạc. Nhờ vậy mà ông thọ 125 tuổi. Nhưng buồn thay, khi ông sống thì con, cháu và chắt đã qua đời. Tuổi thọ của ông xưa kia và ngày nay đều là hiếm có. Vì thế bức tượng này còn hàm chứa giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình sống lâu, vợ chồng sống đến đầu bạc răng long.
Nhiều người thắc mắc tại sao tượng ông Thọ lại thấp hơn 2 bức tượng còn lại và cho rằng đó là lỗi khi sản xuất nhưng thực sự không phải vậy. Ông Thọ là hình ảnh cụ già chống gậy và người lúc nào cũng hơi khom lưng về phía trước nên tượng ông phải thấp hơn mới hợp lí.
Ngoài việc mang tới may mắn, phước đức, tài lộc và sự trường thọ cho gia chủ thì tượng Phúc Lộc Thọ cũng ẩn chứa ý nghĩa nhân văn cao cả, nó răn dạy người đời phải sống sao cho đạo lý. Không được vì tham của cải mà đánh mất đi tình cảm gia đình, và sống sao không để hổ thẹn với lương tâm.
Hiện tay có khá nhiều tượng Phúc Lộc Thọ bằng các chất lượng khác nhau, tùy vào như : Gỗ - Đá - Đồng - Gốm Sứ... tuy nhiên chất liệu Gốm Sứ vẫn luôn là thông dụng nhất và được sử dụng rất nhiều ở các gia đình, quán ăn và các địa điểm kinh doanh. Và Gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của bộ tượng Phúc Lộc Thọ và từ đó có thể lựa chọn bộ tượng Phúc Lộc Thọ cho gia đình mình để các Ngài mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình bạn !