Có nhiều cách lý giải về việc vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cách lý giải ấy đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc báo hiếu và làm phúc.
Bên cạnh đó, cũng trong tháng này, lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, là cuộc lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.
1. Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?
Tín ngưỡng Trung Hoa truyền rằng từ ngày 2/7 âm lịch đến hết 12h đêm ngày 15/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ đại xá mở cửa âm phủ cho các vong hồn được trở lại trần gian để thăm lại nơi cũ, về với cháu con. Đây cũng là nguyên nhân mọi người tránh làm các việc quan trọng trong tháng này.
Vì thế tháng 7 âm lịch dân gian còn gọi là tháng cô hồn. Và trong năm 2024, tháng cô hồn sẽ kéo dài từ ngày 4/8 (1/7 âm lịch) đến hết ngày 2/9 (30/7 âm lịch) dương lịch.
Tuy nhiên, theo quan niệm xưa thì sau ngày 15 âm lịch của tháng, các cô hồn không còn nhiều nữa do Diêm vương đã cho đóng cửa Quỷ Môn Quan vào 12h trưa ngày 15/7 Âm lịch.
Tháng 7 âm lịch, đặc biệt là ngày rằm của tháng này trùng với sinh nhật của Địa quan Đại đế nên cửa địa ngục sẽ mở. Điều này đồng nghĩa với việc ma quỷ, vong hồn quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho mọi người, theo quan niệm xa xưa, vì thế, có tục cúng cô hồn, và được bắt nguồn từ Trung Quốc.
2. Những điều kiêng kỵ và những việc nên làm để may mắn
Bên cạnh việc cúng cô hồn, dân gian cũng lưu ý những điều nên làm và không nên làm trong sinh hoạt hằng ngày để luôn đem lại may mắn, tốt lành, bởi người xưa tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là điều cần thiết để tránh gặp phải xui rủi, ma quỷ ám theo.
Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên kiêng kỵ hầu hết các công việc lớn như: cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… trong tháng 7 âm lịch.
Một số điều kiêng kị nữa trong tháng cô hồn như: Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn, không đốt tiền vàng, vàng mã, không phơi quần áo buổi đêm, không nhặt tiền lẻ rơi,...
Bên cạnh việc làm theo những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn đã kể trên, bạn có thể tìm mua và sử dụng những vật phẩm phong thủy có tác dụng đem lại tài lộc, may mắn, cũng như xua đuổi tà khí, vận đen. Được chế tác tinh xảo, hoàn toàn thủ công, những sản phẩm gốm sứ phong thủy Bát Tràng là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trong tháng này.
2.1 Tượng Tỳ Hưu
Trong các vật phẩm phong thủy cho tháng cô hồn để xua đuổi tà khí, "Tỳ Hưu" được coi là linh vật đứng đầu trong các linh thú phong thuỷ mang lại may mắn và tiền bạc. Linh vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt đây là linh thú chỉ có ăn mà không có nhả, mang hàm ý đón tài lộc vào nhà, không thất thoát của cải ra ngoài.
Tỳ Hưu giúp mang lại may mắn với những tài sản nổi như xổ số, chứng khoán, đầu tư kinh doanh, bất động sản. Chính vì vậy, những người đang kinh doanh hoặc quan tâm tới các lĩnh vực vừa kể trên thường thỉnh tượng Tì Hưu mạ vàng về nơi làm việc của mình. Theo đó, việc đặt Tỳ Hưu trong gia đình giúp bạn hóa giải điềm xấu, mang lại sự may mắn bình yên cho ngôi nhà của bạn.
Ngày nay nhiều gia đình thường bày trí Tỳ Hưu trong nhà theo cặp và đặt hướng ra cửa nhà để nó hút tài khí ở khắp nơi. Tượng Tỳ Hưu được nhiều cửa hàng phong thủy bày bán, chúng được làm từ chất liệu như gỗ, đá, làm bằng ngọc, bằng sứ hay bằng đồng. Tuy nhiên hiện nay tượng Tỳ Hưu gốm sứ Bát Tràng vẫn đang nhận được nhiều sự lựa chọn nhất.
2.2 Cóc ba chân ngậm tiền vàng
Cóc ba chân hay còn gọi là Thiềm thừ, là linh vật biểu tượng cho may mắn, chiêu tiền bạc, tài lộc nhả vào trong nhà, công ty. . Vì vậy, Thiềm Thừ được biết đến là hình ảnh linh vật tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc.
Ngoài công dụng may mắn hút tài lộc, tượng Thiềm Thừ còn có tác dụng trừ tà, tránh sát khi trưng bày trong nhà, trên bàn làm việc vào tháng “cô hồn” này. Có thể thỉnh và bài trí tượng ở bàn thờ thần trong gia đình với tác dụng để hỗ trợ, phò thần, giúp phát huy năng lực của các tượng thần.
Lưu ý, khi bài trí ở bàn thờ thần, tượng Thiềm thừ cần chọn có kích thước nhỏ hơn các tượng thần, nếu quá lớn sẽ là phản khoa học phong thuỷ và mang lại tác dụng ngược trong phong thuỷ. Nên đặt trên ban Thần Tài hoặc ở góc đối diện chéo với cửa chính. Mặt cóc phải hướng vào bên trong tượng trưng cho cóc đang nhảy vào phòng. Ngoài ra cũng có thể đặt Cóc nằm dưới gầm bàn, bên trong tủ, giấu dưới ghế, …Nhưng tuyệt đối không đặt cóc ngậm tiền đối diện thẳng với cửa chính hoặc cửa sổ.
2.3 Bộ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ
Bộ Tam đa “Phúc - Lộc - Thọ” mang nguyên khí của sao Lục Bạch Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8. Đặc biệt, trong tháng cô hồn, tượng Tam Đa mang cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến.
Có thể nói hạnh phúc, tài lộc và trường thọ là ước muốn muôn thuở của con người. Tượng ba Ông Phúc, Lộc, Thọ được nhiều gia đình bày trí cũng bởi những ý nghĩa đó. Ba vị thần này còn được gọi là Tam Đa, được người xưa lấy hình tượng từ ba vị quan ở Trung Hoa mang ba tính cách và ba triều đại khác nhau. Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, còn Ông Lộc tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng.
Khi bày trí ở nhà, gia chủ nên chú ý đặt tượng ba ông Phúc Lộc Thọ theo thứ tự từ trái sang phải. Tượng Tam Đa có thể đặt ở hai bên cửa chính, lưu ý không đặt đối diện cửa. Đặt hướng vào trong nhà, gia chủ cũng có thể đặt tượng Phúc Lộc Thọ tại phòng khách, phòng làm việc hay những nơi thanh tịnh.
2.4 Tượng phật di lặc
Phật Di Lặc được biết đến với hình ảnh tươi cười, hiền hòa, hoan hỉ, dáng bệ vệ, bụng căng, bóng, ngực phanh, thân hình thấp tròn đầy. Người luôn hóa giải những giận dữ, buồn phiền, áp lực hay căng thẳng của con người thành sự vui vẻ, hạnh phúc.
Phật Di Lặc trong phong thủy là biểu tượng tuyệt đối của sự hạnh phúc mang lại niềm vui đến mọi nhà. Trưng bày tượng Phật Di Lặc trong nhà hay bày tượng trên bàn làm việc để cầu mong vạn sự như ý nguyện.…
2.5 Hồ lô phong thủy
Vật phẩm Hồ Lô là một trong những vật phẩm phong thủy hàng đầu giúp giải trừ tà ma, phòng tránh tiểu nhân, hấp thu tài lộc cho chủ nhân. Hình dáng bầu hồ lô đơn giản nhưng sử dụng chất liệu gốm sứ cao cấp để chế tác. Trên hồ lô trang trí nhiều họa tiết tinh tế, gần gũi bởi các nghệ nhân Bát Tràng.
Dân gian cũng ghi nhớ mang theo một số vật dụng bên người vào tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa để tránh xui rủi vây bám như: Vòng dâu, muối, tỏi, gạo nếp, lá ngải cứu, tích cực làm việc thiện, vui vẻ, từ tâm...
3. Ý nghĩa nhân văn ngày Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 âm lịch, gọi là Lễ Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu lan, phật tử thường cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Ngoài ra, trong dịp lễ Vu Lan, khi đến chùa các phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.
Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nền nếp gia phong, anh em hòa thuận.
Ngày nay, Đại lễ Vu Lan đã được hiểu với ý nghĩa rộng hơn: Kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức.
Đó là: Tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.
4. Mâm cúng Rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm tháng 7 các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng bao gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn.
4.1 Mâm lễ cúng Phật
Theo quan niệm của Phật giáo thì Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào ngày này.
Mâm lễ cúng Phật ngày Rằm tháng 7 các gia đình cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có những món như sau: Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen...Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc canh rau củ, canh bóng chay, cải thìa sốt nấm hương. Đậu hũ non sốt nấm…Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
4.2 Mâm cúng gia tiên
Đối với mâm lễ cúng gia tiên thường sắp xếp "Trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên.
Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...
Khi bầy mâm cùng, nếu người cúng là trưởng tộc thì cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.
Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau.
Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.
Chúng ta lâu nay thường lầm tưởng xếp 6 cái bát, để các các cụ ngồi thành 1 mâm, thực ra không phải vậy. Số lượng bát phải phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc.
4.3 Mâm cúng cô hồn, chúng sinh
Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.
Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau: Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ). Hoa quả, các loại bỏng ngô, bánh, kẹo (đều được bóc hết ra, sau khi cúng thì thả xuống sông bố thí cho loài thủy tộc)
Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ). 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không được đem vào nhà, cũng không được mang đồ cúng đó chia lộc cho bất cứ trẻ em hay hàng xóm, người thân nào trong gia đình để tránh chúng sinh đi theo đòi lại. Vẩy chút nước, cháo, toàn bộ đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Toàn bộ đồ ở trong mâm cúng chúng sinh còn lại (bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng còn lại..) đều mang ra hồ hoặc ao mát mẻ gần đó để bố thí cho chúng sinh ở dưới nước.
* Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.