Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tông” đã nói lên đạo lý hết sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá tinh thần.
Xem nhanh
1. Nét đẹp văn hoá truyền thống
Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tôn giáo nào hoặc làm gì nhưng không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Các chi của dòng họ đều có nhà thờ, cả dòng họ có nhà thờ chính gọi là nhà thờ đại tôn. Cứ đầu năm vào ngày rằm tháng giêng, con cháu bất kể xa gần đều phải về cúng tế tại các nhà thờ (gọi là tế tổ). Trước đây, thời kỳ phong kiến ruộng đất thuộc tư nhân, tộc trưởng cai quản dòng họ được thừa hưởng một số ruộng đất hương hoả để có nguồn kinh phí trang trải cho việc mua sắm lễ vật ngày tế tổ tại nhà thờ. Ngày nay, một số dòng họ quy định mức đóng góp theo số lượng con trai trong gia đình, trai càng đông thì mức đóng hàng năm càng nhiều.
Tuy nhiên, có người nhận xét nếu vẫn giữ như vậy là còn phong kiến quá, không bình đẳng, cứ sắp xếp đủ mâm như kiểu đám cưới là được. Song đa số thì ủng hộ và xem đây là nét đẹp văn hoá của gia tộc, dòng họ, là biểu hiện tôn ti, trật tự, có như vậy ở ngoài xã hội con cháu mới biết kính trên nhường dưới, tôn trọng người trên, tôn trọng pháp luật. Mà muốn được cộng đồng, họ đoàn tôn trọng thì lớp trên cũng phải biết tự đều chỉnh mình trong cách sống, cách ứng xử để làm gương cho mọi người noi theo. Gia đình giữ được gia phong thì con cháu được giáo dục lễ phép, có hiếu với ông, bà, cha, mẹ. Đất nước giữ được kỷ cương phải thượng tôn pháp luật. Tục ngữ Việt Nam chỉ rõ “nhà dột từ nóc dột xuống” nhằm răn dạy bậc trên luôn gìn giữ đạo đức, phẩm chất tốt, là tấm gương phản chiếu soi rọi cho lớp trẻ noi theo. Trong triết học cũng đã nói: “Nhân nào quả đó”.
Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, hình thành nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời nhau được. Sự thờ cúng tổ tiên không chỉ biểu hiện ở hai cấp nước và nhà như vừa nói mà còn thấy sự thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng xã những vị tiền khai khẩn vùng đất (Thành Hoàng)… Sự thờ cúng tổ tiên trung gian này cũng hết sức quan trọng để tăng cố kết cộng đồng làng xã. Sự gắn bó cá nhân - gia đình - dòng họ - làng, xã - đất nước là một nét cố hữu của đời sống tinh thần.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc, một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền vững. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dòng tộc của mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều thiện và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì vậy làm cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng đã xây dựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho nó trở thành nét sâu đậm văn hoá trong đời sống tâm linh của mọi người.
2. Thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Việc thờ cúng là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu được trong mỗi gia đình, cho nên việc chọn đồ thờ cúng cũng phải vô cùng cẩn trọng, tỉ mỉ. Cùng với sự phát triển của đời sống tâm linh, các sản phẩm đồ thờ cúng được làm theo nhiều chất liệu khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là đồ thờ bằng đồng và đồ thờ bằng gốm sứ. Trong đó, những mẫu đồ thờ chất liệu gốm sứ vẫn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.
Đồ thờ cúng bằng gốm sứ đem đến sự hài hòa về mặt phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ là 5 yếu tố tạo nên trời đất. Đây cũng là lý thuyết cơ bản khi bài trí bộ đồ thờ. Sự dung hòa và kết hợp của các yếu tố phong thủy giúp các luồng khí được cân bằng, đem đến giá trị phong thủy tốt đẹp.
Thông thường, trên bàn thờ gia tiên, bài vị bằng gỗ tượng trưng cho Mộc, chén nước đặt trên bàn thờ đại diện cho hành Thủy, ngọn nến và đèn dầu tượng trưng cho hành Hỏa và vật phẩm chất liệu gốm sứ tượng trưng cho hành Thổ. Chính vì thế, chọn vật phẩm thờ chất liệu gốm sứ sẽ đem đến sự hài hòa và tác dụng phong thủy tốt đẹp.
3. Các mẫu bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng Cao Cấp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
3.1 Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi cao cấp Bát Tràng
Men rạn là dòng men độc đáo có nhiều vết rạn được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giãn giữa xương gốm và men. Dòng gốm men rạn trước hết đặc biệt về kỹ thuật. Kỹ thuật là làm sao giữ xương và men để qua đó tạo ra hoa văn qua những vết rạn. Nhìn vào đó cảm thấy như một mê cung với những nét ảo diệu trong gốm.
Cách điều chế các điểm rạn này thì tùy nghệ nhân mới có thể làm được. Dòng men rạn ngoài cá nhân trực tiếp làm thì cũng phải phụ thuộc vào lửa lò mà những người thợ lò quyết định. Càng có kinh nghiệm nhiều năm, người ta sẽ càng dễ khống chế được men rạn. Nhờ đó tạo nên những hình rạn tam giác, tứ giác. Hay kể cả những hình xoáy tròn ốc vô cùng độc đáo. Những vết rạn này đa dạng kích thước lớn nhỏ.
Đa phần họa tiết trên các sản phẩm thờ cúng men rạn đều là họa tiết đắp nổi thủ công
3.2 Bộ đồ thờ men lam cổ cao cấp Bát Tràng
Bát hương men lam dòng men được sử dụng tại làng nghề Bát Tràng từ thế kỷ XIV. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxit côban. Nghệ nhân Bát Tràng sử dụng bút lông vẽ hoa văn men lam trên Bát hương. Sau đó phủ thêm lớp men ngọc trắng bóng, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Mặc dù có giá thành bình dân nhưng nước men của bát hương men lam vẫn xứng đáng được coi là cực phẩm, vừa có độ trong, độ sâu mà lại có cả độ bóng.
Đa phần họa tiết trên các sản phẩm thờ cúng men rạn đều là họa tiết được vẽ tay thủ công bởi các nghệ nhân.
3.3 Bộ đồ thờ men màu cao cấp Bát Tràng
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh là rất quan trọng, đặc biệt là việc lựa chọn đồ thờ cúng bởi lẽ đây chính là lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn đối với ông bà, tổ tiên. Việc lựa chọn đúng màu sắc sẽ giúp chúng ta đảm bảo được tài lộc cũng như may mắn sẽ đến với mình.