1. Cây bonsai là gì?
Bonsai bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó lan rộng sang Nhật Bản, tiếp theo là các nước châu Á. Nghệ thuật bonsai nổi tiếng nhất là tại nước Nhật, bởi sự cầu kỳ, kỹ tính của chính người dân vùng đất “mặt trời mọc” đã tạo nên những thế cây có hình dáng độc nhất, vô nhị.
Bonsai - cây cảnh, tức là cây được trồng ở trong chậu, được con người uốn nắn, tạo hình theo kiểu độc đáo. Cây bonsai có nhiều kích thước, từ nhỏ tới lớn nhưng được nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là loại cỡ nhỏ (bởi dễ chăm sóc), lâu năm, thân cây xù xì, lá xanh tươi. Chúng được uốn nắn tạo thành hình thế đẹp trong phong thủy, mang ý nghĩa phú quý, hưng thịnh và may mắn.
Còn tại Việt Nam, những cây bonsai được gọi là “chậu cảnh”, “bồn cảnh”. Từ xa xưa, cuộc sống con người luôn hòa hợp với thiên nhiên và dành cho thiên nhiên một tình yêu to lớn. Trong tiềm thức của người Việt Nam, chơi cây cảnh là một thú vui tao nhã, giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực của cuộc sống, làm cho tinh thần thêm phong phú, yêu đời. Họ đưa thiên nhiên tới gần cuộc sống bằng cách sáng tạo ra những tuyệt tác nghệ thuật phong cảnh để ngắm nhìn. Chẳng vì thế mà các cụ xưa thường có câu: “Yêu cảnh, yêu hoa, hóa ra yêu đời”.
Xưa kia, thú chơi cây cảnh thường chỉ xuất hiện tại các gia đình quý tộc, giàu có. Thế nhưng ngày nay, mọi tầng lớp, đặc biệt là những người lớn tuổi đều đam mê. Những người yêu cây cối hay những nghệ nhân sinh vật cảnh thường dành một thời gian dài, có thể mất hàng chục năm hoặc suốt đời chỉ để hoàn chỉnh một thế cây với những quy tắc tạo hình cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, để từ đó muốn truyền đạt triết lý sống của đời. Mỗi cá nhân đều có cánh nhìn nhận bằng tâm hồn vào cây khác nhau, mà tạo ra những kiểu dáng chứa đựng những ý nghĩa riêng biệt.
2. Ý nghĩa của cây bonsai
Cây bonsai được trưng bày ngoài sân, trong nhà, trong văn phòng. Hình ảnh của cây bonsai nhằm truyền đạt cho con người về ý chí kiên cường, tận tâm, quyết tâm, kiên nhẫn trong công việc cũng như mọi khía cạnh khác của cuộc sống, để từ đó vượt qua mọi chông gai, bão tố cuộc đời.
Bonsai có rất nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo. Đó là sự kết hợp, giao thoa giữa các nền văn hóa Nhật Bản và Trung Quốc.
2.1 Dáng bonsai tam đa
Đó là kiểu tạo nhánh ba thân cùng chung một gốc, hoặc ghép 3 cây gắn kết với nhau, biểu trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, có ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
2.2 Dáng bonsai Thế huyền (Thác đổ)
Cây cảnh được tạo hình dưới dạng thác nước đổ xuống từ trên núi. Thân cây thấp, tán cây kéo dài. Kiểu dáng này mang ý nghĩa đem tới tài lộc, sinh khí, sức sống mới, biểu đạt cho sức trẻ dồi dào, nhiệt huyết, không ngại khó khăn, gian khổ mà vững vàng tiến lên.
2.3 Bonsai dáng ngũ phúc
Trong phong thủy, ngũ tức là 5, tượng trưng cho ngũ hành âm dương: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là 5 yếu tố tác động, chi phối sự phát triển và sinh sôi của vạn vật.
Cây cảnh dáng ngũ phúc gồm 5 nhánh thân chính, hoặc một thân chính cùng 4 nhóm phụ hay một thân phân tán thành 5 nhánh nhỏ, lá xanh sum suê, rễ cây xù xì. Nó có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, mong muốn gia chủ Phúc – Lộc – Thọ - An – Khang.
2.4 Bonsai dáng đại trượng phu
Dáng cây đại trượng phu chỉ người hào hiệp, trượng nghĩa, quân tử, có tài năng, văn võ song toàn, người đời kính nể.
Cây cảnh hình thế này cành to, khỏe, tán lá sum suê, vững chãi, mang sức sống mãnh liệt trượng trưng cho bậc anh hùng hào kiệt.
2.5 Bonsai dáng thất hiền (bảy học giả nơi rừng trúc)
Lấy hình ảnh bảy học giả sống vô ưu, tự do tự tại nơi rừng trúc. Cây có 7 nhánh, nhỏ dần lên phía ngọn, mọc so le nhau. Chúng mang ý nghĩa giúp con người vui vẻ, lạc quan tận hưởng cuộc sống, mà không màng đến danh lợi.
2.6 Bonsai dáng nhị thụ (song thụ)
Nhị có nghĩa là hai, thụ là ôm ấp, quấn vào nhau. Nhị thụ tức là hai cây cùng chung một gốc, dáng thấp dáng cao. Kiểu dáng của loại cây này tượng trưng cho sự hòa hợp, đùm bọc lẫn nhau, biểu đạt cho tình nghĩa phu thê, phụ tử, bằng hữu.
2.7 Bonsai dáng long chầu hổ phụng
Long Chầu Hổ Phụng là kiểu dáng phổ biến trong giới chơi cây cảnh. Để uốn lượn thành kiểu dáng này, đòi hỏi người tạo hình phải khéo léo, lựa chọn cây cũng phải kỹ càng, chăm sóc chúng hết sức cẩn thận. Chính vì thế, thế long chầu hổ phụng luôn làm say đắm bao người yêu cây.
Ý nghĩa: Rồng và Hổ - hai linh vật có sức mạnh phi thường, thể hiện quyền uy và bề thế.
2.8 Bonsai dáng tiên nữ
Thân cây mảnh mai, uốn lượn, họa đường cong, vẻ đẹp cuốn hút của nàng tiên. Dáng cây còn biểu hiện cho nét đẹp thanh tao, dịu dàng, nho nhã và đầy kiêu hãnh.
2.9 Bonsai dáng đại lâm mộc
Đại lâm mộc theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là khu rừng lớn. Các cây cao, thấp xen kẽ mô phỏng một khu rừng, có ý nghĩa trường thọ, đoàn tụ, sum họp.
3. Một số mẫu chậu trồng bonsai đẹp tại Gốm 10
Ưu điểm của chậu trồng cây gốm sứ Bát Tràng
- Chậu trồng cây gốm sứ Bát Tràng được làm thủ công 100 % bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng gốm. Mỗi một sản phẩm là 1 sự sáng tạo từ trí óc nên đều có những đặc trưng riêng.
- Chậu trồng cây gốm sứ Bát Tràng được nung đốt ở nhiệt độ rất cao 1300 độ C, nên thường có thời gian sử dụng lâu hơn, không bị rạn nứt dưới tác động của thời tiết như: trời nắng nóng, lạnh hay mưa.
- Có nhiều kích thước cùng với đó là những thiêt kế đẹp mắt làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng.
- Hơn thế nữa xét về khía cạnh phong thủy thì chậu sứ được làm từ nước, đất và lửa ứng trong ngũ hành là thủy, thổ, hỏa khi trồng cây xanh thuộc hành mộc, sự kết hợp này vô tình lại mang đến may mắn cho gia chủ.
Chậu gốm đất đỏ giúp không khí và nước dễ dàng lưu thông qua thành chậu, kích thích sự phát của rễ, giúp cây khỏe mạnh hơn. Bên dưới đấy chậu có lỗ thoát nước nên hoàn toàn không lo cây bị úng nước.
Chậu cây gốm Bát Tràng mộc mạc, bình dị, dễ dàng hòa hợp với màu sắc của thiên nhiên cây cỏ. Trên thân chậu được khắc nổi những họa tiết đậm đà chất liệu dân gian Việt Nam vô cùng đặc sắc.