Hướng dẫn mua hàng | Chính sách bảo hành | Bảo vệ thông tin người dùng | Giới thiệu Gốm 10 | Nhượng quyền Thương hiệu |
Hotlines HN: 096.111.1010 - 081.888.1010 Hotlines HCM: 084.888.1010 - 098.246.1010 Nhận thông báo
0

TOP 3 làng nghề gốm sứ xưa danh bất hư truyền tại miền Trung

Trần Nam | 28/06/2024 | 1,444 lượt xem Chia sẻ
Gốm sứ là một hợp phần không thể thiếu trong văn hóa Việt. Nghệ thuật gốm đã tồn tại hàng ngàn năm và đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian.

1. Các làng nghề gốm miền Trung

Từ Bắc vào Nam, một số làng nghề gốm sứ nổi tiếng đã tồn tại suốt hàng trăm năm nay. Ở mỗi nơi, nghề gốm được hình thành và phát triển với những đặc trưng riêng về kỹ thuật tạo hình, mẫu mã nhưng nhìn chung vẫn giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật gốm. Có những làng gốm hưng thịnh một thời rồi lụi tàn, hoặc hồi sinh trở lại.

Hiện nay, suốt một dải đất miền Trung, từ Thanh Hóa, Nghệ An vào đến Bình Thuận, hầu như chỉ còn lại ba làng gốm nổi tiếng một thời, nhưng mức độ hưng thịnh khác nhau. Như một sự tình cờ thú vị, trong năm qua, người viết có dịp đến thăm cả ba làng gốm này trong nỗi buồn vui lẫn lộn.

1.1 Gốm Phước Tích - Dấu ấn gốm cung đình Huế

Nghề gốm ở Phước Tích có bề dày hơn 500 năm, từng nổi tiếng khắp miền Trung. Làng Phước Tích không chỉ sản xuất các loại gốm gia dụng như trách, chậu, om, niêu, ấm, tộ, bình vôi, chum, ghè, thạp, thống... mà còn có nhiều sản phẩm mang tính mĩ thuật cao được trưng dụng trong Hoàng cung triều Nguyễn và đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Tháng hai, Huế đột nhiên có một đợt mưa, kéo theo cái lạnh cắt da. Bầu trời ảm đạm làm không gian làng cổ Phước Tích bên bờ sông Ô Lâu cách Huế khoảng 40km, trầm lặng và ảm đạm theo. Không thấy lò gốm nào còn nổi lửa. Những nghệ nhân một thời thảnh thơi uống trà, ngắm mưa rơi. Ít ai nghĩ đây từng là một trung tâm sản xuất, buôn bán đồ gốm có tiếng được hình thành từ năm 1470 và trải qua nhiều thế kỷ thịnh đạt.

Là một trong bốn ngôi làng cổ của Việt Nam được công nhận là di tích quốc gia, làng Phước Tích với quần thể nhà rường, đình, chùa, miếu, nhà thờ, lò gốm, di tích văn hóa Chăm Pa, đang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Các bậc cao niên trong làng kể rằng, không phải đến thời Nguyễn mà ngay từ thế kỉ XVII-XVIII nghề gốm Phước Tích đã phát triển rất mạnh. Thời ấy cả làng có tới hơn chục lò gốm, nằm rải rác gần các bến nước bên sông Ô Lâu. Các lò nổi lửa suốt ngày, thương lái các nơi đến mua bán tấp nập nên đã đem đến sự giàu có và tiếng tăm cho người dân nơi đây. Vì thế trong làng có rất nhiều nhà rường quy mô, bề thế, đến nay vẫn còn.

Nếu như các nơi khác thường nung gốm bằng loại lò đứng thì ở Phước Tích người ta dùng lò sấp, thường gọi là “lò cóc” vì có hình dáng như con cóc. Lò đắp kiên cố bằng đất, dài chừng 30m, phía trên có mái che lợp bằng tranh.

Gốm Phước Tích làm bằng đất sét lấy từ sông Ô Lâu và được nung rất kĩ theo phương pháp truyền thống. Lò nung đắp kiên cố, nhiệt cao, lửa lúc nào cũng đượm hồng, nhờ thế mà sản phẩm ra lò không nứt, không giòn. Gốm Phước Tích đẹp nhờ vẻ mộc mạc, tự nhiên, cốt gốm dày và rắn chắc như hóa sành, bên ngoài không tráng men nhưng màu gốm tự nhiên nâu sậm khỏe khoắn trông như được phủ men.

Từ khi hình thành, do chiến tranh loạn lạc nên làng gốm bị gián đoạn nhiều lần. Đến sau năm 1975, gốm Phước Tích bắt đầu đỏ lửa trở lại sau thời gian dài ngừng hoạt động. Năm 1986 thì gốm Phước Tích lại đóng cửa. Sau đó, nghề gốm hoạt động trở lại đến khoảng năm 1989 thì bắt đầu xuống dốc. Năm 1995, lò gốm cuối cùng trong làng cũng “tắt lửa”.

Những năm gần đây, nhờ tỉnh Thừa Thiên Huế có chủ trương khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống, đi cùng với đó là hoạt động du lịch ngày càng phát triển, nhất là nhờ có các kì Festival Huế và Festival Nghề truyền thống diễn ra hàng năm nên nghề gốm Phước Tích có cơ hội được hồi sinh và phát triển.

Làng nghề Làng Gốm Phước Tích được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống (Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 14/4/2014)

1.2 Gốm Thanh Hà - Nơi lưu giữ nét đẹp tinh khôi Hội An

Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.

 

Làng Thanh Hà yên bình nhưng không im vắng. Những đoàn khách nước ngoài đi lại khá đông. Đường sá, nhà cửa ở đây khang trang, ngăn nắp, sạch sẽ. Xen giữa mấy ngôi nhà mới xây là những không gian nho nhỏ trưng bày đồ gốm, vẫn thấy vài cụ ông ngồi ung dung nắn nót gốm mộc giữa sân những ngôi nhà có tuổi hơn trăm năm, như không cần biết thời gian đang trôi. Gốm sứ Thanh Hà đặc biệt và nổi tiếng vì được làm từ loại đất sét có màu nâu sáng, kết cấu đặc, dẻo và độ kết dính cao, tạo nên sản phẩm như đèn, tranh, tượng trang trí có màu sắc chủ đạo là vàng, nâu và đỏ thẫm rất đẹp và sang trọng. Làng còn làm ra ngói cong, gạch đỏ cung cấp cho những ngôi nhà cổ ở Hội An và khu vực lân cận.

Làng gốm Thanh Hà từng phát triển rực rỡ từ thế kỷ XVII. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân làng gốm này được gọi ra Huế, sung vào đội thợ lành nghề xây dựng đại nội. Những sản phẩm từ đất nung bền đẹp của làng được triều đình đưa vào danh sách “Thổ sản quốc gia”. Sau đó, những biến động của thời gian và lịch sử làm cho làng nghề truyền thống này có lúc tưởng chừng rơi vào quên lãng. May mắn là từ khi Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, làng gốm Thanh Hà đã hồi sinh. Hiện nay, cả làng có 8 lò gốm và khoảng 35 nghệ nhân chuyên nghiệp, trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

Ngày nay, làng gốm Thanh Hà là một trong những điểm đến hấp dẫn trong các chuyến du lịch Hội An. Không chỉ được ngắm nhìn quy trình làm gốm truyền thống, du khách còn có thể tự tay nhào nặn ra các sản phẩm gốm độc đáo cho riêng mình. Bên cạnh đó, khung cảnh làng quê yên bình, mộc mạc cũng là điểm nhấn thú vị trong hành trình khám phá này.

1.3 Gốm Bàu Trúc - Hồn đất người Chăm còn lưu giữ

Tháng sáu, thời tiết Ninh Thuận nóng như thiêu đốt. Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023 đã diễn ra trang trọng tại Quảng trường 16/4, TP. Phan Rang - Tháp Chàm. Chỉ một vài nghệ nhân làm gốm ở Bàu Trúc, đúng ra là những nhân vật trung tâm của sự kiện, nhận được giấy mời tham dự.

Theo dân gian, ông tổ của làng gốm Bàu Trúc là Po K’long Chank – quan cận thần của vua Po K’long Giarai (1151-1205). Gần một nghìn năm trước chính Po K’long Chank đã dạy người dân ở Bàu Trúc cách lấy đất, nặn hình rồi nung thành những vật gia dụng. Trước kia, nghề làm gốm ở đây chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, vì thế phụ nữ Bàu Trúc vừa lớn lên đã được mẹ hướng dẫn làm gốm và cứ thế, nghề gốm ở đây lưu truyền đến ngày nay.

Điều làm nên sự khác biệt của nghệ thuật làm gốm ở làng Bàu Trúc chính là phong cách làm gốm không sử dụng đến thiết bị bàn xoay. Với bàn xoay, người nghệ nhân làm gốm ít phải di chuyển mà vẫn có thể tạo nên những sản phẩm gốm khá đều và đẹp. Nếu không sử dụng bàn xoay, người nghệ nhân làm gốm sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong khâu tạo hình gốm. Họ phải di chuyển quanh bàn làm gốm để tạo hình vào nhào nặn gốm theo hình thù mà người nghệ nhân mong muốn. Vì thế, người dân làng gốm Bàu Trúc thường hay gọi vui rằng đây là phong cách làm gốm “Tay quay, mông xoay”.

Sở dĩ gốm ở làng Bàu Trúc không thể sử dụng bàn xoay để chế tác được là vì đất sét ở nơi đây có kết cấu khá đặc biệt. Đất sét được đặt lên bàn xoay sẽ bị dính chặt, khó có thể xoay để tạo hình gốm. Do đó, để chế tác gốm Bàu Trúc, người dân làng phải sử dụng cách truyền thống là nặn bằng tay. 

Những sản phẩm làm bằng gốm được nặng bằng tay vốn chất chứa nhiều công sức và sự tỉ mỉ của người dân làng Bàu Trúc. Việc làm gốm không sử dụng bàn xoay là một thử thách lớn đối với cả những những nghệ nhân lành nghề. Điều này đòi hỏi, người làm gốm phải có sự khéo léo, kiên trì, bền bỉ trong cả khâu chế tác lẫn trong việc gìn giữ văn hóa nghề gốm của dân tộc.

Bàu Trúc thuộc làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Trải qua bao thăng trầm, ngôi làng này vẫn ẩn mình bình yên trong lòng cộng đồng người Chăm, giữ nguyên phương thức sản xuất gốm cổ truyền và ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá của dân tộc Chăm. Điểm đặc biệt của làng gốm này là đồ gốm hoàn toàn được tạo tác bằng tay, không phủ men, hoa văn trang trí trên gốm là những đường khắc vạch hình sông nước, chấm vỏ sò, hoa văn thực vật, có cả hoa văn móng tay trên vai, cổ gốm mộc mạc, gần gũi. Sản phẩm không nung trong lò mà nung ngoài trời, đốt bằng củi và phủ thêm rơm, tạo nên những vết màu loang đặc sắc và không đồng nhất trên từng sản phẩm. Một anh bạn giảng viên của tôi đã giới thiệu với sinh viên được dẫn đi tham quan kiến tập là bất cứ loại gốm nào ở đây cũng là hàng thủ công độc bản, vì không có cái nào hoàn toàn giống cái nào.

2. Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Phát triển kinh tế không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.

Trong lịch sử, sự ra đời của đồ gốm sứ đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Đây cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam.  Bằng trí tuệ và đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ gốm đã thổi hồn vào đất để đưa nghề gốm truyền thống Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến, phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tầng lớp nhân dân  mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Để bảo tồn và phát huy giá trị những nghề, làng nghề truyền thống cũng là một cách để bảo tồn gốm sứ - cổ vật truyền thống của quê hương, thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm đầu tư kinh phí, công sức, trí tuệ, con người để xây mới, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp và khai thác tiềm năng của di sản văn hóa, gắn với việc trưng bày, triển lãm và lễ hội, du lịch. Nhiều bảo tàng tư nhân, nhiều bộ sưu tập cá nhân đã được công chúng đón nhận và trân trọng, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

 

Chia sẻ

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bộ ấm chén Vuông quai đồng đào xanh men kem chỉ nâu, đầy đủ phụ kiện
Bộ ấm chén Vuông quai đồng đào xanh men kem chỉ nâu, đầy đủ phụ kiện
800,000
Mã: 47770
Gạt tàn vuông men vuốt vẽ hoa đào
Gạt tàn vuông men vuốt vẽ hoa đào
80,000
Mã: 50660
Bộ ấm chén dáng vuông men rạn cổ vẽ sơn thủy, 350ml
Bộ ấm chén dáng vuông men rạn cổ vẽ sơn thủy, 350ml
1,050,000
Mã: 00192
Dây buộc nắp ấm trà, màu ngẫu nhiên ( chiếc)
Dây buộc nắp ấm trà, màu ngẫu nhiên ( chiếc)
3,000
Mã: 51494
Gạt tàn đôi gốm đỏ khắc hoa
Gạt tàn đôi gốm đỏ khắc hoa
90,000
Mã: 47821
Bộ ấm chén chóp lửa men lam cổ cảnh Làng Quê, 350ml
Bộ ấm chén chóp lửa men lam cổ cảnh Làng Quê, 350ml
390,000
Mã: 53767
Bộ ấm chén dáng múi bầu men hoả biến báo xanh chén lòng hoa, 500ml
Bộ ấm chén dáng múi bầu men hoả biến báo xanh chén lòng hoa, 500ml
1,050,000
Mã: 52115
Bộ ấm chén quai ngang men vuốt, vẽ sen, đầy đủ phụ kiện
Bộ ấm chén quai ngang men vuốt, vẽ sen, đầy đủ phụ kiện
805,000
Mã: 41944
Bộ trà men cổ bọc đồng  hoa sen
Bộ trà men cổ bọc đồng hoa sen
1,050,000
Mã: 10002
34%
GIẢM
Bộ phụ kiện gốm đen, bọc đồng
Bộ phụ kiện gốm đen, bọc đồng
1,200,000 800,000
Mã: 53397
Bộ ấm chén dáng trái đào men vuốt vẽ tre xanh,dung tích 500ml
Bộ ấm chén dáng trái đào men vuốt vẽ tre xanh,dung tích 500ml
705,000
Mã: 50759
Bộ ấm chén dáng tròn quai ngang, gốm hồng sa, khay tròn 150ml
Bộ ấm chén dáng tròn quai ngang, gốm hồng sa, khay tròn 150ml
950,000
Mã: 51437
Ấm gốm đắp nổi hoa phù dung đỏ đen, 380ml
Ấm gốm đắp nổi hoa phù dung đỏ đen, 380ml
250,000
Mã: 53197
Bộ ấm chén dáng công men cổ cảnh Làng Quê, 350ml
Bộ ấm chén dáng công men cổ cảnh Làng Quê, 350ml
390,000
Mã: 53774
Bộ ấm chén vung lõm men lam cổ, cảnh trúc lâm thất hiền, khay tròn kẻ chỉ vàng kim
Bộ ấm chén vung lõm men lam cổ, cảnh trúc lâm thất hiền, khay tròn kẻ chỉ vàng kim
480,000
Mã: 40177
Khay trà nhất long gỗ đinh 32x58cm
Khay trà nhất long gỗ đinh 32x58cm
1,300,000
Mã: 45634
Ấm chén tử sa đắp nổi hoa đào 380ml
Ấm chén tử sa đắp nổi hoa đào 380ml
470,000
Mã: 10128
Ấm chóp lửa men lam cổ cảnh trúc lâm thất hiền, 350ml
Ấm chóp lửa men lam cổ cảnh trúc lâm thất hiền, 350ml
130,000
Mã: 53031
Lọ chè dáng trụ men hoả biến vân đá
Lọ chè dáng trụ men hoả biến vân đá
330,000
Mã: 55109
Bộ ấm chén gốm tử sa tống Phúc - Lộc - Thọ, men rêu 350ml
Bộ ấm chén gốm tử sa tống Phúc - Lộc - Thọ, men rêu 350ml
640,000
Mã: 48677
Bộ ấm chén tử sa đắp nổi hoa tùng đen khay lá
Bộ ấm chén tử sa đắp nổi hoa tùng đen khay lá
510,000
Mã: 00008
Gạt tàn gốm hồng sa khắc trăng vàng
Gạt tàn gốm hồng sa khắc trăng vàng
105,000
Mã: 53532
Bộ ấm chén dáng chóp lửa men lam bọc đồng, vẽ trúc lâm thất hiền, 350ml
Bộ ấm chén dáng chóp lửa men lam bọc đồng, vẽ trúc lâm thất hiền, 350ml
650,000
Mã: 00227
Bộ ấm chén dáng chóp lửa men xanh cảnh thuận buồm xuôi gió kẻ chỉ vàng kim, 500ml
Bộ ấm chén dáng chóp lửa men xanh cảnh thuận buồm xuôi gió kẻ chỉ vàng kim, 500ml
860,000
Mã: 55046
Gạt tàn gốm rêu bọc đồng
Gạt tàn gốm rêu bọc đồng
500,000
Mã: 53393
Bộ ấm chén dáng tống nâu khắc Phúc Lộc Thọ kẻ chỉ đỏ, 350ml
Bộ ấm chén dáng tống nâu khắc Phúc Lộc Thọ kẻ chỉ đỏ, 350ml
600,000
Mã: 51960
Bộ ấm chén dáng quả hồng men hoả biến xanh khay lá sen
Bộ ấm chén dáng quả hồng men hoả biến xanh khay lá sen
1,300,000
Mã: 52546
Bộ ấm chén tử sa quai rổng đen 330ml
Bộ ấm chén tử sa quai rổng đen 330ml
470,000
Mã: 00065
Điếu bát men rạn cổ bọc đồng, vẽ cảnh sơn thủy
Điếu bát men rạn cổ bọc đồng, vẽ cảnh sơn thủy
600,000
Mã: 00200
Bộ ấm chén độc ẩm men xanh đá khắc sen
Bộ ấm chén độc ẩm men xanh đá khắc sen
830,000
Mã: 43008
Bộ ấm chén bưởi cành men trắng vẽ tre
Bộ ấm chén bưởi cành men trắng vẽ tre
350,000
Mã: 40089
Bộ ấm chén giang tây nâu thỏ chén lòng hoa, đầy đủ phụ kiện
Bộ ấm chén giang tây nâu thỏ chén lòng hoa, đầy đủ phụ kiện
2,100,000
Mã: 41336

Các Tin Khác

Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách bài trí như thế nào là đúng
Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách bài trí như thế nào là đúng
43,846 lượt xem
Tại sao Chóe lại được đặt trên ban thờ ?
Tại sao Chóe lại được đặt trên ban thờ ?
34,712 lượt xem
Lộ trình xe buýt từ Hà Nội đến Bát Tràng
Lộ trình xe buýt từ Hà Nội đến Bát Tràng
29,039 lượt xem
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
17,769 lượt xem
Câu chuyện về Gốm 10
Câu chuyện về Gốm 10
17,140 lượt xem
Kệ Tam Cấp Để Bát Hương Và Những Điều Bạn Cần Biết
Kệ Tam Cấp Để Bát Hương Và Những Điều Bạn Cần Biết
14,670 lượt xem
Nhượng quyền kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng toàn quốc.
Nhượng quyền kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng toàn quốc.
13,651 lượt xem
Dòng men hỏa biến - Vũ Điệu Của Lửa
Dòng men hỏa biến - Vũ Điệu Của Lửa
13,348 lượt xem
Họa tiết Long Phượng và ý nghĩa của chúng
Họa tiết Long Phượng và ý nghĩa của chúng
12,861 lượt xem
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
11,715 lượt xem
Góc thanh lý Liên hệ Zalo Gốm 10 Gửi tin nhắn messenger đến Gốm 10 Kênh youtube Gốm 10