1. Nguồn gốc của tranh Tứ Quý?
Trước khi có thể tìm được một bức tranh Tứ Quý hợp tuổi, việc hiểu rõ tranh tứ quý là gì và nguồn gốc xuất hiện của tranh tứ quý giúp bản thân gia chủ có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn.
Tranh tứ quý là loại tranh phong thủy thường được nhiều người lựa chọn trưng bày trong nhà, không gian làm việc với mong muốn đem lại may mắn, tài lộc và vượng khí cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình một cách tối đa.
Thông thường, tất cả các loại tranh Tứ Quý trên thị trường hiện nay đều có ý nghĩa về sự trọn vẹn, đủ đầy. Mỗi một bức tranh đại diện cho một mùa khác nhau, đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ chính là sự biểu hiện của đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu và hạnh phúc. Ở Việt Nam, không khó để bắt gặp số “tứ” trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian như tứ phương, tứ trụ, tứ đức,...Hơn nữa ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hóa thành những vị thần bất tử bao gồm: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong nền tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Việt Nam cũng được chia thành Tứ phủ bao gồm: Thiên phủ (miền trời - mẫu Thượng thiên), Nhạc phủ (miền rừng - mẫu Thượng Ngàn), Thủy phủ (miền sông nước - mẫu Thoải) và Địa phủ (miền đất - mẫu Địa). Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tranh Tứ Quý khác nhau, đa dạng về hình thức, chất liệu, ý nghĩa,...Những chủ đề tranh Tứ Quý gốm sứ Bát Tràng được nhiều người quan tâm nhất hiện nay có thể kể đến như: tranh Tứ Quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai, tranh Tứ Quý Xuân - Hạ - Thu - Đông, tranh Tứ Quý Mai - Lan - Cúc - Trúc,...Vì vậy, tùy thuộc vào sở thích, ý nghĩa cũng như kiến trúc ngôi nhà mà bản thân gia chủ có thể chọn cho mình một bức tranh phù hợp nhất.
Như vậy, mặc dù xuất phát từ biểu tượng 4 mùa, nhưng trong quan niệm dân gian, tứ quý không phải là một biểu tượng riêng của thời tiết, khí hậu nữa, mà đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tốt lành, trọn vẹn và đủ đầy. Tranh Tứ Quý cũng nhanh chóng trở thành niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc chúng ta sử dụng biểu tượng, các bức tranh Tứ Quý với mong muốn đem đến sự may mắn là việc không có gì lạ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan niệm, lối sống, tập quán của mỗi khu vực khác nhau mà tranh Tứ Quý có thể được thể hiện bằng những cách khác biệt để phù hợp.
2. Ý nghĩa của tranh Tứ Quý
Bộ tranh tứ quý được coi là biểu tượng đặc trưng cho bốn mùa trong một năm. Theo bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông thì thứ tự các loại cây sẽ là Mai - Tùng - Cúc - Trúc.
Bốn loài cây tứ quý này mang ý nghĩa khuyến khích con người luôn cố gắng sống tích cực và cống hiến hết mình trong cuộc sống.
Đồng thời, theo các quan niệm phong thủy phương Đông, bốn loại cây này cũng ẩn chứa nhiều nét khí chất của người quân tử, cốt cách thanh cao, kiên cường và sự chí khí.
Bởi vậy mà nhiều người đam mê tranh sứ tứ quý Bát Tràng không chỉ vì nghệ thuật, mà thông qua những bức tranh này, họ còn suy ngẫm về bản thân và dạy dỗ con cháu noi theo tấm gương quân tử, sống có chí khí, không bao giờ hổ thẹn với lương tâm.
Ngoài ra, mỗi loại cây trong bộ tranh này lại có một ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
- Cây Tùng - giữ gìn cuộc sống bình yên trong gia đình
Cây Tùng chính là loài cây thường mọc ở những mỏm núi đá chênh vênh, khắc nghiệt, nhiều sương gió, bão tuyết... Cây Tùng được coi là hiện thân của đấng hào kiệt, trượng phu. Bên cạnh đó, theo các quan niệm tại Trung Hoa, cây tùng có khả năng xua đuổi ma quỷ rất tốt, bảo vệ cuộc sống an lành cho con người.
- Hoa Cúc - mang tài lộc, phúc thọ đến cho gia chủ
Cây hoa Cúc là biểu tượng cho sự trường thọ, loài hoa này thường dùng trong chúc thọ cho người già. Bởi thế mà hoa cúc còn được gọi là cúc vạn thọ. Trong phong thủy, khi treo tranh hoa cúc trong nhà sẽ mang tới trường thọ, tài phúc dồi dào, khiến cho cuộc sống của gia chủ luôn bình yên và may mắn.
- Cây Trúc - loài cây biểu tượng của người quân tử
Trong tranh sứ Bát Tràng tứ quý, cây Trúc cũng được coi là đại diện cho người quân tử, tuy cứng mà vẫn mềm, dù đổ mà không gãy, loài cây này rỗng ruột tựa như tinh thần an nhiên, không ham mê quyền vị, vật chất.
- Hoa Mai là hình mẫu tuyệt vời của người giai nhân
Cây hoa Mai có màu trắng hoặc hồng (hoa mai Trung Quốc, do bộ tranh tứ quý có nguồn gốc sâu xa từ đất nước này) cho thấy sự thanh khiết, tinh khôi. Dù cho có trải qua gió tuyết giá lạnh nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt. Nếu như cây Trúc là biểu hiện của người quân tử thì cây Mai chính là hình ảnh của người giai nhân.
Bộ tranh Tứ Quý Mai - Lan - Trúc - Cúc có hoa lan là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng của mùa đông. Lan là loài hoa biểu trưng cho sự thanh cao và tinh khiết, đồng thời còn sở hữu vẻ đẹp cổ điển của sự sinh sôi nảy nở trong phong thủy. Hơn nữa, hoa lan còn sở hữu khả năng cân bằng những sự đổ vỡ trong gia đình (nếu có).
Trong khi đó, bộ tranh Tứ Quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai lại sở hữu hình ảnh cây tùng hiên ngang, vững vàng như khí thế quân tử. Là loài cây có khả năng vươn lên trong điều kiện khắc nghiệt, khô cằn, tựa như người nam tử hán đầu đội trời, chân đạp đất sẵn sàng chống đỡ cả thế gian. Trong phong thủy học, hình ảnh cây tùng có tác dụng xua đuổi ma quỷ, điềm dữ, mang lại sự thanh thản, bình yên cho bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Với tầng lớp ý nghĩa như vậy, không lấy làm lạ khi bộ tranh Tứ Quý phong thủy được rất nhiều người lựa chọn với mong muốn đem lại tài lộc, may mắn cho gia đình, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.
3. Tranh Tứ quý hợp với tuổi gì?
Theo các chuyên gia, tranh Tứ Quý là một trong số ít những tranh phong thủy mang ý nghĩa tốt đẹp, phù hợp với tất cả mọi người nên ai cũng có thể treo được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tuổi, cung, can, chi, mệnh của mỗi người mà sẽ có sự lựa chọn và bài trí tranh Tứ Quý sao cho phù hợp nhất: Màu sắc chủ đạo, chất liệu tranh, vị trí treo tranh….
Để xác định tranh tứ quý hợp với tuổi gì? Cần xác định tranh tứ quý ngũ hành Mộc hợp tương sinh, tương khắc với ngũ hành gì trong 5 ngũ hành.
- Mộc tương hợp Mộc: Những người ngũ hành mộc sẽ gặp nhiều may mắn, tương trợ về tài lộc khi treo tranh.
- Mộc sinh Hỏa: Rất thích hợp treo tranh tứ quý.
- Thủy sinh Mộc: Nước giúp cây cối phát triển. Thế nhưng những người mệnh Thủy nên hạn chế treo tranh tứ quý bởi may mắn sẽ dừng lại ở mức trung bình
- Mộc khắc thổ: cây cối hút chất dinh dưỡng của đất, làm cho đất nghèo nàn và suy thoái. Chính vì vậy người mệnh Thổ không nên treo tranh tứ quý.
- Mộc khắc Kim: người mệnh kim không nên treo tranh tứ quý.
Vậy: Tranh tứ quý hợp nhất với tuổi Ngọ, và tuổi Mão.
- Người tuổi Ngọ khi treo tranh tứ quý sẽ giúp gia đình hưng thịnh, cuộc sống an nhàn dư giả
- Còn với người tuổi Mão khi treo tranh tứ quý: Sẽ tăng may mắn cho tài vận, công danh sự nghiệp, kinh doanh luôn phát triển ổn định và thịnh vượng.
Trong khi đó gia chủ tuổi Ngọ thì nên treo tranh tại hướng Bắc trong phòng làm việc hoặc phòng học, như vậy sẽ giúp cho gia đình hưng thịnh, tài lộc vào nhà.Trong 12 con giáp, những gia chủ có tuổi Mão là một trong những tuổi phù hợp nhất để trưng bày tranh Tứ Quý phong thủy trong phòng khách hoặc trong phòng làm việc và treo ở hướng Tây Nam để nhận được nguồn vượng khí lớn nhất.
Ngoài ra, gia chủ những tuổi còn lại nên treo tranh tại các hướng là hướng Đông, hướng Tây Nam... và trong các phòng quan trọng như phòng khách, phòng làm việc.
4. Tranh tứ quý nên treo hướng nào
Để có thể biết được tranh tứ quý nên treo ở đâu, hướng nào hợp phong thủy, gia chủ có thể dựa theo phương vị của bản thân cũng như ý nghĩa 4 phương 8 hướng để có thể tìm được vị trí phù hợp nhất.
Tranh tứ quý phong thủy thuộc mệnh Mộc, mà theo ngũ hành tương sinh tương khắc, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa và Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Vì vậy, hướng treo tranh tứ quý phù hợp nhất là những hướng có ngũ hành thuộc mệnh Mộc (tương hợp) là hướng Đông Nam và hướng Đông hoặc hướng thuộc mệnh Thủy (tương sinh) là hướng Bắc.
Trong khi đó gia chủ tuổi Ngọ thì nên treo tranh tại hướng Bắc trong phòng làm việc hoặc phòng học, như vậy sẽ giúp cho gia đình hưng thịnh, tài lộc vào nhà.
Ngoài ra, gia chủ những tuổi còn lại nên treo tranh tại các hướng là hướng Đông, hướng Tây Nam... và trong các phòng quan trọng như phòng khách, phòng làm việc.
Gia chủ không nên treo tranh phong thủy tứ quý ở hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc bời vì đây là 2 hướng thuộc hành Kim, khiến tranh Tứ quý không thể phát huy nguồn năng lượng một cách tối đa.
Hy vọng với bài viết trên Gốm 10 sẽ mang lại cho bạn đầy đủ thông tin nhất về tranh Tứ Quý. Nhờ đó có thể giúp các bạn lựa chọn những sản phẩm phù hợp hơn và từ đó tương trợ cho cuộc sống của bạn thêm phần thành công và sung túc như ý muốn.
5. Các mẫu tranh Tứ Quý đẹp hiện có tại Gốm 10