1. Phật Quan Âm là ai?
Phật Bà Quan Âm xuất hiện dưới nhiều hình dạng để cứu rỗi chúng sinh, nhân loại, đặc biệt trong những nạn lũ lụt, hỏa hoạn, đao kiếm, quỷ dữ. Những người phụ nữ muộn con thường cầu nguyện đức Phật Bà. Quan Âm cũng thường gắn liền với Phật A - Di - Đà và trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đức hạnh của Bồ Tát được trình bày rõ ràng, chi tiết. Ở Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được mô tả dưới dạng nữ nhân.
Trong những thước phim hay câu chuyện văn học, lịch sử (như bộ phim Tây Du Ký của Trung Quốc), tác phẩm dân gian, kinh sách Phật Giáo... thì Đức mẹ Quan Âm được được coi là vị Bồ Tát có quyền năng nhất, mang sức mạnh đặc biệt, đứng sau Phật Tổ, phổ độ chúng sinh, cứu giúp nhân loại. Chính vì thế, lòng tôn kính Quán Thế Âm Bồ Tát luôn hiện hữu trong lòng những người theo đạo Phật.
Tại Việt Nam, lưu truyền một sự tích về Phật Bà Quan Âm, đó là sự tích Quan Âm Thị Kính.
Chuyện kể lại: Phật Bà đã đầu thai và tu đạo thành chín kiếp. Tới kiếp thứ mười, được trở thành một người con gái trong gia đình họ Mãng, vùng Cao Ly (thuộc bán đảo Triều Tiên thời nay), và có tên là Thị Kính.
Thời son trẻ, Thị Kính là người tài sắc vẹn toàn, nết na, ngoan ngoãn, biết trọng chữ hiếu. Bước vào tuổi cập kê, nàng được gả cưới cho một người con trai thuộc dòng họ Sùng, có tên là Thiện Sĩ. Từ đó, trở thành một nàng dâu đức hạnh, luôn kính trọng bố mẹ chồng , biết lo toan, chăm sóc cho gia đình nhà Thiện Sĩ.
Vào một ngày, sau khi đọc sách thâu đêm, Thiện Sĩ mệt quá rồi ngủ thiếp đi. Thấy sợi râu trên cằm chồng, sẵn có con dao nhíp đang cầm trên tay khi vừa may vá, Thị Kính vội cắt đứt sợi râu đó. Lúc này, Thiện Sĩ chợt mình tỉnh giấc, chợt bắt gặp hành động của vợ, chàng ta la hét, tức giận vì nghĩ rằng Thị Kính có dã tâm hãm hại giết mình.
Sự việc xảy ra, dù đã hết lòng phân trần, giải thích nhưng gia đình nhà chồng vẫn một mực không tin, bắt Thiện Sỹ phải bỏ vợ và đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Nàng lẳng lặng quyết định vào chùa xin xuất gia, tu hành bằng cách cải trang thành nam giới, đặt pháp danh là Kính Tâm.
Chính tướng mạo, ngoại hình tuyệt sắc mà Kính Tâm được nhiều tín nữ yêu mến, ngưỡng mộ, trong đó có con của một gia tộc giàu có trong làng tên là Thị Mầu. Sau này, Thị Mầu lỡ có bầu với người đầy tớ trong chùa nhưng lại khai rằng Kính Tâm là cha đứa trẻ, khiến nàng bị oan ức và bị đuổi ra tu ở sau chùa.
Đứa trẻ năm ấy được Thị Mầu sinh ra là con trai và được gửi trong chùa cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Vì lòng nhân hậu, Kính Tâm nhận nuôi. Đến khi đứa bé 3 tuổi thì Kính Tâm bỗng trở bệnh nặng. Trước khi chết, Nàng dặn dò đứa bé mang lá tâm thư cho sư phụ của chùa và ông bà họ Mãng để đọc rõ sự tình. Tới lúc này, họ mới biết Kính Tâm đã cải trai để được tu hành. Thị Mầu sau khi biết chuyện bèn xấu hổ, rồi đành tự tử. Thiện Sĩ cũng hối lỗi, ăn năn, vào chùa tu tập, sau biến thành một chú chim. Sự tích Quan Âm này có mặt trong bản truyện của lớp 7, với tác phẩm Quan Âm Thị Kính.
Ngày nay, hình ảnh Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát luôn gắn với đứa trẻ chính là đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu. Đứa con nuôi đó được đem về Nam Hải để phụng sự cho Phật Bà.
2. Tượng Phật Quan Âm phong thủy có ý nghĩa gì?
Từ xưa đến nay, Phật Quan Âm được chúng sinh thờ cúng với tấm lòng chân kính, hướng tâm hồn về những việc thiện.
Trong phong thuỷ, hình ảnh tượng Phật Bà Quan Âm được xem là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, hoá hung khí, mang lại sự bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ.
Theo kiến thức về vật phẩm tốt lành thì hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát là người phúc hậu, có tấm lòng thiện lương, yêu thương nhân loại, bác ái, đem tới bình an, may mắn cho gia đạo.
Trong hoạt động thờ phụng Phật tại gia tại Việt Nam, Phật Bà Quan Âm dường như là vị Bồ Tát được thờ cúng phổ biến nhất. Và dĩ nhiên,việc thờ tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà cũng mang nhiều ý nghĩa đối với gia chủ. Tượng Phật Bà không đơn giản chỉ là một pho tượng mang tính trang trí mà gia chủ cũng muốn gửi gắm rất nhiều mong ước cho cuộc sống may mắn, bình an bằng việc thờ tượng Phật Bà. Phật Bà Quan Âm phổ độ chúng sinh, mang đến yên vui cho gia đạo. Ngài cứu vớt người gặp nạn, mang sự may mắn đến cho gia đạo trong mọi việc của cuộc sống như: sức khỏe, con cái, công việc…Ngài khiến tâm tính chúng sanh trở nên thanh tịnh, từ bi, hướng đến điều thiện. Ngài còn thể hiện sự tinh khiết, nhẫn nhục, từ bi giúp gia chủ tu hành thành tựu viên mãn. Quỳ dưới chân tượng Phật Bà, người ta có thể sám hối, và cầu xin những ước nguyện với lòng tin Phật Bà sẽ chứng giám và dẫn đường.
3. Cách thờ tượng Phật Bà Quan Âm mang lại tài lộc, may mắn
Như tất cả mọi người đều biết, Phật Bà Quan Âm được coi là một vị Bồ Tát cho nên gia chủ khi muốn thờ tượng Phật Bà Quan Âm muốn mang lại tài lộc, may mắn cũng cần có những chú ý riêng. Để việc thờ cúng Phật tại gia đạt hiệu quả, bạn cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản trong văn hóa thờ phụng Chư Vị Thần Phật. Khi lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm bạn cần biết cách thờ cúng đúng cách như: Cách bài trí bàn thờ, cách thỉnh tượng, cách chọn tượng Phật Quan Âm đẹp linh nghiệm…
Bàn thờ Phật Quan Âm nên đặt trên cao, giữa nhà. Hướng đặt tượng Phật Bà Quan Âm phải tránh tuyệt đối không được quay tượng Quan Âm vào các hướng: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Bởi những hướng này thường không được thanh tịnh.Tối kỵ đặt tượng Quan Âm cùng các tượng thần khác. Thực tế hiện nay rất nhiều gia đình, cửa hàng hoặc nhà hàng đặt tượng Quan Âm cùng các tượng khác như Quan đế, Thổ địa. Như vậy rất không tốt và không gặp may mắn. Bởi đây là vị Phật đại diện cho sự thanh khiết, thanh tịnh và toàn bộ đồ dùng của người là đồ chay. Vì vậy, nên nhớ những đồ cúng dâng lên chỉ cần đơn giản như hoa tươi và hoa quả, không được cúng đồ mặn.
Bên cạnh đó, Tượng Phật Bà Quan Âm nên chọn kích thước chiều cao hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp. Để khi cầu khẩn thể hiện được sự ngưỡng vọng thành kính của con người đối với Phật Bà. Gia chủ cũng cần thường xuyên vệ sinh lau chùi bàn thờ dọn dẹp các gốc nhang cũ, để thể hiện sự nghiêm trang linh thiêng của bàn thờ Phật Quan Âm. Thêm vào đó, đồ cúng nên chọn các loại hoa quả tươi, khi thắp nhang cầu khấn nên thắp số lẻ 1,3,5,7,9.
4. Đồ thờ cúng Phật gốm sứ Bát Tràng
Việc lập bàn thờ Phật tại gia đối với mỗi Phật tử có ý nghĩa rất to lớn về tinh thần và tâm linh, được thực hiện vô cùng thận trọng, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ am hiểu về vấn đề này và còn nhiều phân vân về chất liệu cũng như các vật phẩm cần thiết có trong bộ đồ thờ Phật.
4.1 Đồ thờ cúng Phật gốm sứ Bát Tràng
Có nhiều chất liệu làm đồ thờ cúng phổ biến gồm: đồ thờ làm từ gốm, sứ, đồng hay gỗ, tuy nhiên người tiêu dùng luôn lựa chọn đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng để sử dụng cho bàn thờ gia tiên, nhà thờ họ.
Chất liệu đồ thờ gốm sứ được tạo nên từ đất, nước và lửa. Kim , Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ kết hợp với nhau một cách hài hòa và tinh tế. Các nghệ nhân chế tác đồ thờ Phật bằng gốm sứ theo yêu cầu với mong muốn đem lại một không gian tâm linh, ấm áp và thanh tịnh.
Những dòng sản phẩm đồ thờ ngày nay được chế tác rất đa dạng về chất liệu, phong phú về kiểu dáng, kích thước, công năng đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
4.2 Các vật phẩm cần thiết có trong bộ đồ thờ Phật
Bàn thờ Phật cần được bài trí sao cho thật đơn giản, nhưng phải toát lên sự trang nghiêm, không cần quá nhiều vật phẩm mà chủ yếu tại tâm thành kính của người Phật tử, tùy vào điều kiện, quan niệm tâm linh riêng, mà có thể mua sắm những vật phẩm phù hợp, dưới đây là một số vật phẩm thiết yếu cần có trong một bộ đồ thờ Phật:
Bát hương: Bát hương được đặt chính diện, trung tâm của bàn thờ Phật, có thể 1 bát hoặc 3 bát (1 bát lớn ở giữa và 2 bát hương nhỏ 2 bên). Người Phật tử dâng hương trước bàn thờ Phật có thể 2 lần mỗi ngày vào sáng hoặc tối, hoặc vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng, hương thường được thắp 3 nén, tượng trưng cho: Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)
Mâm bồng: Dùng để đặt hoa quả, hoa quả phải tươi và được rửa sạch sẽ, dâng vào những ngày rằm, mồng 1 hàng tháng, không được dâng kèm giấy tiền vàng bạc sẽ phạm nghiệp.
Lọ hoa: Hoa đặt bàn thờ Phật nên là hoa tươi, không cần cắm thường xuyên, chỉ cần vào các dịp lễ tết, rằm… nên là hoa sen hoặc hoa huệ.
Kỷ thờ, bát sâm: Kỷ thờ hay bát sâm dùng để đựng nước sạch, trong dâng lên bàn thờ Phật, nước có thế là nước tự nhiên hoặc nước sôi, đây là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ, có thể không thắp nhang, không đốt nến hoặc cúng hoa quả, nhưng nước nhất định phải có. Nước biểu trưng cho sự thanh tịnh, trong sạch, bình đẳng, để ta soi chiếu tâm hồn mình. Tâm thanh tịnh bình đẳng chính là tâm Phật, cũng chính là chân tâm.
Ống hương: dùng để đựng thẻ hương
Đèn thờ: có thể là đèn dầu hoặc đèn cầy, dùng để thắp nhang và duy trì yếu tố hỏa trên bàn thờ, tạo một không gian thờ tự ấm cúng, tỏa ra ánh sáng tượng trưng cho sự giác ngộ…
Ngoài ra, bạn còn có thể đặt chóe trên bàn thờ Phật để nhận những ơn đức mà các vị chư Phật đành cho mình, hoặc hai bên bàn thờ có thể đặt cặp lộc bình, đỉnh hạc, đốt trầm…
4.3 Một số bộ đồ thờ đẹp tại Gốm 10