
1. Quan Công là ai? Nguồn gốc của tượng Quan Công
Quan Công còn được gọi là quan Trường Sinh, có tự là Vũ. Sau này, người đổi tên thành Vân Trường. Ông sinh vào khoảng thời gian từ năm 160 – 162 tại huyện Giải, quận Hà Đông. Ngày nay là Vận Hành, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông mất năm 220 tại Lâm Tự, Kinh Châu. Ngày nay là Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ông là vị tướng nổi tiếng sống ở cuối thời kỳ của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông là tướng tài giỏi, góp rất nhiều công sức trong việc thành lập nên nhà Thục Hán.
Hiện nay, các bằng chứng lịch sử về quan Công còn khá ít với nhiều thảo luận khác nhau. Tuy nhiên, dân gian cho rằng quan Vũ chính là anh em kết nghĩa với Trương Phi và Lưu Bị. Đặc biệt, ông cũng là người đứng đầu trong số Ngũ Hổ Tướng lừng danh của nhà Thục Hán gồm Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung.
Sau khi Quan Vũ mất, ông được xuất hiện trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc, tiêu biểu là tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ngoài ra, hình ảnh của ông còn được tái hiện trong các vở chèo, kịch hoặc phim ảnh.
Theo dân gian, Quan Vũ chính là biểu tượng của tính chính trực và trung thành. Bên cạnh đó, ông còn là biểu tượng của tính trượng nghĩa, hào hiệp, bênh vực người yếu thế trong xã hội. Vì thế người đời chế tác hình tượng của ông bằng các chất liệu như gốm sứ, gỗ, đồng... để thể hiện lòng ngưỡng mộ cũng như tưởng nhớ một vị anh hùng.

2. Ý nghĩa phong thuỷ của tượng Quan Công
Tượng Quan Công là vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà khí rất tốt được nhiều người trưng bày trong nhà, cửa hàng với mong muốn xua đuổi những điều xấu. Bên cạnh đó, mỗi hình tượng Quan Công lại mang đến những ý nghĩa rất độc đáo:
- Tượng Quan Công đứng cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao: Đây là một trong những tạo hình tượng Quan Công được thờ cúng nhiều nhất hiện nay, nhất là những gia đình theo nghiệp võ. Bởi mọi người quan niệm rằng, tượng Quan Công đứng cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao sẽ giúp bản thân và gia đình được bảo vệ bình an.
Tượng Quan Công đứng cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao được chế tác với dáng vẻ oai hùng và khí phách. Nhắc nhở gia chủ luôn phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, sóng gió của cuộc đời. Hình tượng oai phong cổ vũ cho ý chí mạnh mẽ vượt qua thử thách để đón nhận được kết quả tốt đẹp.

- Tượng Quan Công đọc sách: Tạo hình tượng Quan Công này được làm theo sự tích Tào Tháo bắt nhốt hai vợ của Lưu Bị cùng Quan Vân Trường để bắt ép Quan Công làm việc có lỗi với Lưu Bị. Tuy nhiên, ông không để Tào Tháo được như ý, vì thế ông lựa chọn ngồi đọc sách.
Từ sự tích trên, dân gian cho rằng đặt tượng Quan Công đọc sách trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ thể hiện được sự trung thành và ý chí sắt đá. Ngoài ra, tạo hình này của tượng còn mang ý nghĩa mong gia chủ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để thành tài.

3. Vị trí đặt tượng quan công chuẩn phong thủy
- Tượng Quan Công nên được đặt ở vị trí cao, đối diện với cửa ra vào. Bởi đặt ở vị trí này Quan Công có thể quan sát được mọi sự vật sự việc xảy ra trong nhà. Đồng thời trấn áp được những ma quỷ và luồng khí xấu từ bên ngoài xâm nhập vào nhà. Giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình có một cuộc sống bình an và thuận hòa.
- Nếu gia chủ làm kinh doanh, quan chức, ngành chống tệ nạn,… thì nên đặt tượng Quan Công phía sau lưng. Tượng ở phía sau sẽ là chỗ dựa vững chắc cho gia chủ, giúp họ có thêm dũng khí và may mắn để đối mặt với những thứ bất hảo.
- Ngoài ra, mọi người cũng có thể đặt tượng Quan Công ở những địa thế xấu trong nhà hoặc những nơi có nhiều xác khí. Tượng sẽ giúp hóa “hung” thành “lành”, giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình tránh được tai kiếp và những điều kém may mắn, gia đạo an lành, gia môn hạnh phúc.
4. Lưu ý khi bài trí tượng Quan Công
- Dù ở vị trí nào, hình tượng nào, tượng Quan Công cũng mang một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Nên đặt tượng trên cao, gần mắt người để bày tỏ lòng tôn kính.
- Nếu tượng Quan Vũ thiếu thanh đao, hãy đặt thêm vật này bên thân mình Quan Vũ. Vì đây chính là những vật bất ly thân giúp quan Vũ đánh đuổi kẻ xấu.
- Đối với những người làm lãnh đạo, tượng Quan Công nên đặt trên bàn hoặc sau lưng.
- Tượng Quan Công chỉ là vật phẩm trưng bày, mang lại phong thuỷ tốt cho gia đình nên không cần phải thắp hương.

5. Những cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công trong nhà
Một số điều tránh làm khi trưng bày tượng Quan Công:
- Không đặt tượng tại nơi đất xấu hay ở những khu vực ẩm thấp, lân cận nơi tăm tối, điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng với tượng.
- Không đặt tượng của quan Vũ vào những nơi không trang nghiêm. Như nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ, nhà vệ sinh… và những bức tường tiếp giáp với các khu vực này. Bởi việc làm này gây ảnh hưởng không tốt trong phong thủy, chiêu mời nguồn năng lượng tiêu cực.
- Không đặt tượng vào tủ kín, hộp kín hay két sắt. Vì điều này là không tốt.
Trên đây là thông tin Gốm 10 sưu tầm được, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc.