Hướng dẫn mua hàng | Chính sách bảo hành | Bảo vệ thông tin người dùng | Giới thiệu Gốm 10 | Nhượng quyền Thương hiệu |
Hotlines HN: 096.111.1010 - 081.888.1010 Hotlines HCM: 084.888.1010 - 098.246.1010 Nhận thông báo
0

Vì Sao Có Quan Niệm “Cúng Cả Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng?”

Trần Nam | 11/02/2022 | 1,081 lượt xem Chia sẻ
Dân gian vẫn đang lưu truyền câu nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Việt Nam có nhiều ngày lễ, Tết, vì sao người Việt lại coi trọng ngày rằm tháng Giêng đến vậy?

1. Vì sao có quan niệm "Cúng Cả Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng"

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Trong dân gian vẫn hay có câu nói: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, để nói về tầm quan trọng của ngày này đối với người Việt.

Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó cũng được coi trọng cho xứng đáng.

Thêm vào đó, tháng này công việc lại ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các tháng khác (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ nguyên (Rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10) với ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách.

Đối với người Việt, lễ rằm tháng Giêng là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp những người đau yếu, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù.

Ngoài ra, theo nông lịch, rằm tháng Giêng cũng là khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Với quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cầu, cúng.

Hiện nay cũng có quan niệm khác về ngày rằm tháng Giêng, cho rằng đây là ngày Vía Phật. Ngày này được coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. 

Với những người theo đạo Phật, thật ra rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật Giáo so với rằm tháng tư (lễ Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ Vu Lan), nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và tết Nguyên Tiêu trong dân gian, lại thêm cái không khí vui xuân còn đậm đà của ngày rằm đầu tiên cho năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, cho nên giới Phật Tử cũng như dân chúng đi chùa lễ Phật rất đông đảo. 

Người theo đạo Phật có câu: “Lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng”.

Đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.

Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn.

Như vậy, có thể nói rằng quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” là hệ quả xuất phát từ quan niệm coi trọng những cái đầu tiên của người Việt. Sau đó, qua quá trình tiếp thu và dung hòa các nền văn hóa, tôn giáo, ngày rằm tháng Giêng lại được gắn thêm các ý nghĩa mới nên càng quan trọng. Mặt khác đặt trong hoàn cảnh tháng Giêng là tháng ăn chơi, với dư âm của dịp tết cho nên ý nghĩa của nó lại càng được người dân chú trọng đề cao.

2. Nên cúng rằm tháng Giêng khi nào?

2.1 Nên cúng rằm tháng Giêng  vào ngày nào

Ngày đẹp nhất để cúng Rằm tháng Giêng là ngày 15 Âm lịch. Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật.

2.2 Giờ tốt cúng rằm tháng Giêng

Ông bà ta thường khuyên cúng Rằm tháng Giêng vào buổi sáng sớm hoặc giờ Ngọ (Tức từ 11h trưa đến 1h chiều) ngày 15 Âm lịch. Đây là khung giờ mà Đức Phật sẽ xuống và chứng nghiệm cho tấm lòng của gia chủ.

Nếu không, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 Âm lịch đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.

    Ngày cúng rằm tháng Giêng      Giờ tốt
14 Âm lịch

  - Giờ Thìn (7h-9h)

  - Giờ Tỵ (9h-11h

  - Giờ Thân (15h-17h)     

  - Giờ Dậu (17h-19h)

15 Âm lịch

 - Giờ Thìn (7h-9h)

 - Giờ Ngọ (11h-13h)

 - Giờ Mùi (13h-15h)

 

3. Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Khi thực hiện cúng rằm tháng Giêng, thông thường các gia đình thường chuyển bị mâm cỗ với những món ăn quen thuộc, tùy theo từng vùng miền như xôi gấc, hoa quả, gà luộc, chân giò và đặc biệt là không thể thiếu bánh trôi, chay với mong muốn mang đến một năm mới mọi sự trôi chảy, thuận lợi.

 

 

 

Chia sẻ

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bộ đồ ăn Ngọc Thanh Dương vẽ hoa Đào trắng
Bộ đồ ăn Ngọc Thanh Dương vẽ hoa Đào trắng
Liên hệ
Mã: 49573
Bộ đồ ăn Ngọc Thanh Dương vẽ hoa đào, 8 chi tiết
Bộ đồ ăn Ngọc Thanh Dương vẽ hoa đào, 8 chi tiết
751,000
Mã: 52964
Bộ đồ ăn men trắng kẻ chỉ vàng kim, 12 chi tiết
Bộ đồ ăn men trắng kẻ chỉ vàng kim, 12 chi tiết
968,000
Mã: 48404
Bộ đồ ăn men rạn họa tiết hoa cúc, 17 chi tiết
Bộ đồ ăn men rạn họa tiết hoa cúc, 17 chi tiết
1,829,000
Mã: 53886
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Sen xanh, 17 chi tiết
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Sen xanh, 17 chi tiết
1,639,000
Mã: 56456
Bộ đồ ăn men kem vẽ Cà Rốt 001
Bộ đồ ăn men kem vẽ Cà Rốt 001
1,151,000
Mã: 47578
Bộ đồ ăn men trắng hoa Sen kẻ viền vàng 24k, 11 chi tiết
Bộ đồ ăn men trắng hoa Sen kẻ viền vàng 24k, 11 chi tiết
802,000
Mã: 54653
Bộ đĩa chữ nhật men kem vẽ hoa Đào phai
Bộ đĩa chữ nhật men kem vẽ hoa Đào phai
1,370,000
Mã: 47221
Bộ đồ ăn men trắng, 11 chi tiết
Bộ đồ ăn men trắng, 11 chi tiết
369,000
Mã: 49593
Bộ đồ ăn men kem vẽ Chuồn Sen, 13 chi tiết
Bộ đồ ăn men kem vẽ Chuồn Sen, 13 chi tiết
1,027,000
Mã: 52961
Bộ đồ ăn men ngọc vẽ hoa Bưởi trắng, 11 chi tiết
Bộ đồ ăn men ngọc vẽ hoa Bưởi trắng, 11 chi tiết
743,000
Mã: 55366
Bộ đồ ăn gốm vàng cao cấp Bát Tràng, 13 chi tiết
Bộ đồ ăn gốm vàng cao cấp Bát Tràng, 13 chi tiết
1,016,000
Mã: 53839
Bộ đồ ăn men màu kẻ chỉ vàng, 11 chi tiết
Bộ đồ ăn men màu kẻ chỉ vàng, 11 chi tiết
826,000
Mã: 49596
Bộ đồ ăn men hỏa biến gấm quẹt màu mật ong
Bộ đồ ăn men hỏa biến gấm quẹt màu mật ong
3,429,000
Mã: 40368
Bộ đồ ăn men hỏa biến gấm quẹt màu mật ong, 13 chi tiết
Bộ đồ ăn men hỏa biến gấm quẹt màu mật ong, 13 chi tiết
1,656,000
Mã: 46795
Bộ đồ ăn men trắng vẽ hoa sen tràm cổ, 14 chi tiết
Bộ đồ ăn men trắng vẽ hoa sen tràm cổ, 14 chi tiết
1,631,000
Mã: 52613
Bộ đồ ăn men cổ họa tiết Trăm Chữ Thọ
Bộ đồ ăn men cổ họa tiết Trăm Chữ Thọ
1,174,000
Mã: 10056
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Đào phai, chỉ nâu - 13 chi tiết
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Đào phai, chỉ nâu - 13 chi tiết
921,000
Mã: 48461
Bộ đồ ăn men hỏa biến xanh đá 001
Bộ đồ ăn men hỏa biến xanh đá 001
1,720,000
Mã: 46800
Bộ đồ ăn xanh đá khắc sen S2
Bộ đồ ăn xanh đá khắc sen S2
1,396,000
Mã: 40984
Bộ đồ ăn men kem vẽ sen xanh - Chỉ xanh 001
Bộ đồ ăn men kem vẽ sen xanh - Chỉ xanh 001
1,377,000
Mã: 46895
Bộ đồ ăn men kem vẽ lá Như Ý, 7 chi tiết
Bộ đồ ăn men kem vẽ lá Như Ý, 7 chi tiết
497,000
Mã: 55409
Bộ đồ ăn hoa mặt trời men kem vẽ Đào phai 55cm, 13 chi tiết
Bộ đồ ăn hoa mặt trời men kem vẽ Đào phai 55cm, 13 chi tiết
1,470,000
Mã: 47090
Bộ đồ ăn men hỏa biến xanh đá 002
Bộ đồ ăn men hỏa biến xanh đá 002
1,715,000
Mã: 46948
Bộ đồ ăn đồng xanh vẽ Sen, 12 chi tiết
Bộ đồ ăn đồng xanh vẽ Sen, 12 chi tiết
1,198,000
Mã: 51265
Bộ đồ ăn men chàm cổ họa tiết sen đen 001
Bộ đồ ăn men chàm cổ họa tiết sen đen 001
1,612,000
Mã: 47396
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Đào hồng, 11 chi tiết
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Đào hồng, 11 chi tiết
594,000
Mã: 56332
Bộ đồ ăn men hỏa biến gấm vàng khắc sen 002
Bộ đồ ăn men hỏa biến gấm vàng khắc sen 002
2,026,000
Mã: 46799
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Sen xanh, 11 chi tiết
Bộ đồ ăn men kem vẽ hoa Sen xanh, 11 chi tiết
586,000
Mã: 49588
Bộ đồ ăn men ngọc chỉ xanh, 19 chi tiết
Bộ đồ ăn men ngọc chỉ xanh, 19 chi tiết
1,499,000
Mã: 49958
Bộ đồ ăn men trắng vẽ sen xanh, 15 chi tiết
Bộ đồ ăn men trắng vẽ sen xanh, 15 chi tiết
1,371,000
Mã: 42444
Bộ đồ ăn Sen đen men kem
Bộ đồ ăn Sen đen men kem
1,126,000
Mã: 40256

Các Tin Khác

Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách bài trí như thế nào là đúng
Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách bài trí như thế nào là đúng
47,858 lượt xem
Tại sao Chóe lại được đặt trên ban thờ ?
Tại sao Chóe lại được đặt trên ban thờ ?
35,197 lượt xem
Lộ trình xe buýt từ Hà Nội đến Bát Tràng
Lộ trình xe buýt từ Hà Nội đến Bát Tràng
31,489 lượt xem
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
19,461 lượt xem
Câu chuyện về Gốm 10
Câu chuyện về Gốm 10
17,640 lượt xem
Kệ Tam Cấp Để Bát Hương Và Những Điều Bạn Cần Biết
Kệ Tam Cấp Để Bát Hương Và Những Điều Bạn Cần Biết
15,862 lượt xem
Nhượng quyền kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng toàn quốc.
Nhượng quyền kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng toàn quốc.
14,479 lượt xem
Dòng men hỏa biến - Vũ Điệu Của Lửa
Dòng men hỏa biến - Vũ Điệu Của Lửa
13,961 lượt xem
Họa tiết Long Phượng và ý nghĩa của chúng
Họa tiết Long Phượng và ý nghĩa của chúng
13,927 lượt xem
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
13,794 lượt xem
Góc thanh lý Liên hệ Zalo Gốm 10 Gửi tin nhắn messenger đến Gốm 10 Kênh youtube Gốm 10