1. Ý nghĩa họa tiết tứ linh trong phong thuỷ
Tứ linh hay còn gọi là Long – Lân – Quy – Phụng là bốn linh vật có sức mạnh phi thường tượng trưng cho trời đất, bắt nguồn từ tứ linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn phương trời, đại diện cho 4 nguyên tố chính của trời đất là đất, nước, lửa và gió. Theo dân gian thì mỗi vị thần canh giữ 7 trong 28 chòm sao trong thiên văn Trung Hoa.
- Ý nghĩa họa tiết Long – Rồng
Rồng được coi là linh vật của trời, có quyền năng tối cao trong các loài vật. Theo dân gian, khi Rồng xuất hiện sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn, thuận lợi và bình an. Nhân dân xưa quan niệm Rồng là sứ giả để con người có thể gửi gắm những ước nguyện của cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa.
Rồng đứng đầu trong tứ linh, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí, tượng trưng cho ý chí, công danh, tài lộc và quyền lực. Do vậy mà trên quần áo của vua chúa và hoàng tộc thường có thêu hình rồng để thể hiện thiên mệnh là con của trời có quyền lực tối cao.
Dân tộc Việt Nam có quan niệm về Rồng từ rất sớm vì chúng gắn liền với truyền thuyết “Còn Rồng Cháu Tiên” và đặc biệt là in đậm vào tâm thức người Hà Nội với cái tên Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Sông Cửu Long.
Rồng thực sự là có tồn tại, nếu bạn quan tâm về sự việc rằng Rồng có từng tồn tại hay không bạn thể tham khảo tài liệu trên mạng. Và chắc chắn thế hệ xưa đã nhìn thấy Rồng thực sự thì mới có câu chuyện truyền thuyết cho thế hệ sau kể cho nhau nghe. Tất cả đều có thể xảy ra.
Hình tượng của Rồng được phác thảo lại qua một số chi tiết như: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Người xưa đã thìn thấy và phác hoạ rất chân thực và sống động về hình tượng này.
- Ý nghĩa họa tiết Lân
Là linh vật được biết đến thứ 2 sau Rồng, dân gian cho rằng sự xuất hiện của Lân báo hiệu điểm lành, thời kỳ thái bình thịnh vượng. Ngoài ra hình tượng Lân cũng được dùng để trấn giữ cửa nhà, hóa giải hung khí khi đối diện với cửa nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, góc nhọn, đường vòng chiểu thẳng vào nhà.
Có một câu chuyện rằng, Lân ban đầu là một quái thú từ dưới biển lên bở phá hoại mùa màng của nhân dân. Do đó Đức Phật Di Lặc đã hóa thân thành ông địa và thuần phục được thú dữ, cảm hoá Lân thành một con vật hiền lành thường xuyên giúp đỡ người dân lương thiện, đặc biệt là những người hiếu thảo, biết làm việc thiện nên ngoài tên gọi là Lân còn được gọi là Nhân thú tức là con thú làm việc thiện.
Cứ vào mỗi dịp Tết nguyên đán hay Tết trung thu, Ông địa lại đưa Lân xuống múa và chung vui cùng dân lành. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào.
Lân là con cái, con đực gọi là Kỳ nên được gọi chung là Kỳ Lân. Lân có dung mạo kì dị, đầu nửa rồng nửa thú, thuộc loài nai, mình vằn, đuôi giống như đuôi trâu trên đầu thường có 1 sừng. Thân Kỳ Lân giống Hươu nhưng có vảy khắp người, chỉ ăn cỏ và thần thái vô cùng sinh động. Vì là một loài thú lành tình chuyên giúp người tốt và đuổi người xấu nên mỗi khi Kỳ Lân xuất hiện là báo hiệu của một thánh nhân sắp xuất hiện cứu giúp dân chúng.
Kỳ lân là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà. Trong Phong Thuỷ, tượng kỳ lân thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà.
- Ý nghĩa họa tiết Quy
Rùa là một loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và có khả năng chịu đói lâu mà vẫn sống tốt do đó được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục. Rùa từ lâu đã gắn liền với văn hóa người Việt thông qua câu chuyện thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ Loa.
Rùa tượng trưng cho sự trường tồn bất diệt, hình ảnh rùa đội bia đá ghi lại sử sách Việt Nam trong văn miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội là một ví dụ.
Rùa tuy không phải là linh vật trong Phật giáo nhưng sự trường tồn của rùa được gắn liền với sự trường tồn của Phật Giáo. Truyền thuyết kể rằng, An Dương Vương sau khi xử lý người con tội lỗi Mị Châu đã cưỡi lên lưng rùa và đi về phía biển.
Trong lĩnh vực phong thuỷ tâm linh, Quy được xem là hội tụ của trời đất – âm dương : bụng bằng tưởng trưng cho mặt đất (âm), mai khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương). Trong dân gian rùa có nhiều lúc được kết hợp với những con vật khác như rắn (Quy xà hợp thể), hay rùa đầu rồng (long quy) có sự kết hợp của rùa và rồng nên rất linh thiêng.
- Ý nghĩa họa tiết Phụng (chim Phượng hoàng)
Phượng hoàng được bắt nguồn từ nền văn hóa của Trung Hoa, được ví là loài chim đẹp nhất trong các loài chim. Phượng hoàng tuy được phân thành Phượng (con trống) và Hoàng (con mái), nói ngắn gọn thành Phượng Hoàng. Trong nền văn hóa của các nước phương đông, Phượng Hoàng là linh vật được cho là sánh ngang với Rồng.
Phượng hoàng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự cao quý, tình yêu thương của người mẹ. Vì thế Phượng hoàng thường đại diện cho Hoàng Hậu hay các phi tần sánh bên Vua.
Phụng được miêu tả có mỏ dài, tóc trĩ, vảy cá chép, móng chim ưng và đuôi công. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ.
Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực, nó biểu thị cho đức hạnh, vẻ duyên dáng và thanh nhã. Theo dân gian, Phượng hoàng sẽ xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng do đó người ta thường trưng bày hình tượng Phượng hoàng để hiện quyền lực, sức mạnh và cầu thịnh vượng.
2. Một số mẫu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có cảnh vẽ Tứ Linh
Hoạ tiết tứ linh thường được xuất hiện trên dòng gốm sứ phong thuỷ, Gốm 10 mời bạn tham khảo một số mẫu sau đây:
Bộ tranh sứ cao cấp vẽ Tứ Linh " Long Lân Quy Phụng"
Lọ lộc bình men rạn cổ vẽ tứ linh
Đĩa trang trí vẽ tứ linh 70cm
Bộ tranh sứ cao cấp đắp nổi Tứ Linh