Dân tộc Việt Nam rất tự hào với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên nối liền với huyền thoại Âu Cơ -Lạc Long Quân. Rồng Việt Nam kể từ thời Vãn Lang, Giao Chỉ, Đại Việt với họ Lý họ Trần, rồi triều đại Lê Nguyễn có rất nhiều thay đổi trong các câu chuyện/tranh miêu tả Rồng.
Từ xa xưa Rồng đã có trong tâm thức của người Việt, nhiều huyền thoại về rồng, với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Đã có rất nhiều thợ điêu khắc, họa sĩ vẽ, thêu...tạo nên rồng rất đẹp, dũng mãnh và uy nghiêm được đặt trên nóc đình, chùa, miếu, lăng và trong nơi thờ cúng. Rồng không hẳn là linh vật dành riêng cho nhà vua hay hoàng gia. Con rồng Việt đã vượt khỏi chốn cung cấm, xuất hiện ở hầu khắp đình chùa, miếu vũ… trong dân gian.
Tuy nhiên, nhà nước phong kiến có những quy định khá chặt chẽ trong việc sử dụng hình tượng con rồng. Chẳng hạn, từ thời Lê - Trịnh đến thời Nguyễn, chỉ có vua và thái tử mới được sử dụng hình ảnh rồng 5 móng; các hoàng tử thứ 2, 3, 4 chỉ được dùng hình ảnh rồng 4 móng; từ hoàng tử thứ 5 trở xuống chỉ được dùng hình ảnh rồng 3 móng hay các biểu tượng gần gũi của rồng như con giao, con cù. Con rồng trang trí trong các đình chùa của dân gian cũng chỉ có 4 hoặc 3 móng.
Bát hương rồng 5 móngBát hương rồng 4 móng
1. Ý nghĩa của Bát hương vẽ Rồng 5 móng và Rồng 4 móng
- Trên Bát hương (bát nhang) để thờ ở các đình, chùa, miếu… và gia đình thờ tổ tiên, đều có vẽ Rồng. Cũng theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là Bát Hương vẽ rồng 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử. Rồng được miêu tả có 5 móng được coi là độc quyền của nhà vua, là biểu tượng cho quyền hành tối cao của vua chúa. Vì vậy, Bát hương quý là bát hương vẽ Rồng 5 móng (ngũ trảo) và có dáng hình đẹp, được cho là bát hương loại quý giá thuộc tầng vua chúa. Vì vậy, Nhà thờ họ hay gia tiên không phải là nơi thể hiện tính quyền lực rất ít sử dụng hình tượng rồng 5 móng. Trên các đồ thờ hiện nay vẫn thường được chạm hình tượng rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tuy nhiên cũng chỉ được chạm khắc rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.
Vì vậy, Bát hương vẽ rồng 5 móng chân tượng trưng cho uy quyền nhà vua, còn Bát hương vẽ rồng 4 móng chân tượng trưng cho sự hưng thịnh trong văn hóa dân gian.
2. Một số mẫu Bát Hương rồng tại Gốm 10