Chân kê bát hương là nơi hội tụ của tâm thức cùng sự giác ngộ. Nó giống như sợi dây vô hình kết nối chúng ta với thế giới cõi âm. Chân kê bát hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc. Cùng với bát hương, chân đế là biểu tượng văn hóa. Trong giây phút chúng ta cắm cây hương vào trong bát hương cũng là khoảnh khắc chúng ta trong sáng nhất, thánh thiện nhất
1. Ý nghĩa chân kê bát hương trong thờ cúng
Chân kê bát hương mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa phương Đông. Cụ thể vật phẩm này mang 5 ý nghĩa chính sau đây:
* Chân kê bát hương thể hiện sự tưởng nhớ tổ tiên
Mỗi lần thắp hương chính là lúc chúng ta kết nối và hoài niệm về người đã mất, thể hiện sự tưởng nhớ tôn kinh của gia đình dành cho họ. Khi nhìn vào bàn thờ nói chung và nhìn vào chân kê bát hương nói riêng người ta sẽ thấy được gia đình đó có ấm êm hạnh phúc hay không? Chân kê bát hương còn là nơi để vong linh người đã khuất sum họp vào những ngày lễ tết, giỗ chạp.
* Thờ cúng các vị Thần linh
Ý nghĩa tiếp theo của chân kê bát hương chính là nơi thờ cúng các vị Thần linh. Đối với những Phật tử theo Phật thì bát hương chính là nơi kết nối giữa họ và các vị Thần linh như Đức Phật, Bồ tát... Vì thế mỗi lần thắp hương chính là thể hiện sự kính trọng và biết ơn thần linh. Nhờ sự thành kính và niềm tin của mỗi người mà các vị Thần linh sẽ chứng giám và phù hộ cho người đó gặp dữ hóa lành.
* Chân kê bát hương thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn
Bên trong các bát hương thường có chứa cát hoặc tro để cắm hương vào. Hai vật liệu này vốn dùng để xây cất nhà cửa. Như vậy khi để chúng vào bát hương chính là thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta.
* Lưu giữ truyền thống quý báu của dân tộc
Phong tục thờ cúng không phải là mới xuất hiện, đồng thời bát hương cũng đã có từ rất lâu rồi. Nó thậm chí đã trở thành truyền thống của gia đình nối tiếp qua nhiều thế hệ. Và ngày nay truyền thống này vẫn tiếp tục được phát huy và lưu giữ truyền lại cho muôn đời sau. Các họa tiết in trên bát hương và chân kê thường là rồng và phượng thể hiện sự tôn kính với nguồn gốc của mình.
* Chân kê bát hương góp phần thức tỉnh con người
Mỗi lần đứng khấn nguyện trước bàn thờ và thắp hương chính là một lần người ta được rũ bỏ hết những lo toan, sân hận để được là chính mình. Họ sẽ cảm nhận được sự khoan khoái dễ chịu và nhẹ nhõm. Họ còn nhận ra được đâu là con đường đứng đắn mà bản thân nên bước đi. Đó sẽ là con đường của ánh sáng, của lòng tốt, sự hi sinh, bao dung và tha thứ. Là con đường hạnh phúc tại tâm buông bớt mong cầu, buông bớt tham vọng và dục vọng. Từ đó biết trân trọng cuộc sống này nhiều hơn. Luôn sống hiện hữu, biết ơn và hết lòng với hiện tại, không dằn vặt quá khứ chẳng lo lắng tương lai.
2. Một số lưu ý trong khi sắp xếp bát hương trên bàn thờ
Bàn thờ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng ta đối với tổ tiên. Vì vậy cần phải chỉn chu và cẩn thận để tránh động chạm đến thế giới của người âm. Hãy nhớ các lưu ý sau:
- Luôn đặt bát hương tại chính giữa bàn thờ, tránh đặt lệch.
- Nên thờ số lượng bát lẻ, 1 hoặc 3 chứ không thờ số chẵn.
- Trong trường hợp có 3 bát hương thì bát ở giữa phải to hơn hai bát kia.
- Bát hương sau khi không dùng nữa không được vứt vào thùng rác hay nơi bàn thỉu.
Như vậy chân kê bát hương nói riêng và bàn thờ nói chung đóng một vai trò quan trọng trong tín cưỡng thờ cúng của nước ta. Chân kê bát hương góp phần nâng cao nhận thức trong mỗi con người. Khi nhìn vào đó ta như thấy được lẽ sống, cảm thấy bản thân được giác ngộ trở nên trong sáng hơn, lương thiện hơn.
3. Một số mẫu chân kê bát hương đẹp tại Gốm 10
Chân kê bát hương làm tăng tính thẩm mỹ cho bộ bàn thờ cúng. Lựa chọn chân đế kê đồng bộ với bát hương sẽ tạo sự hài hòa, đẹp mắt hơn. Đó cũng là cách chăm chuốt cho nơi thờ trở nên ấn tượng.
Bên cạnh đó chân kê bát hương sẽ giúp cố định bát hương không bị dịch chuyển mỗi khi lau chùi, vệ sinh. Vì theo quan niệm của nhiều người, việc động bát hương sẽ là điều không hay, ảnh hưởng đến tài vận của các thành viên trong gia đình.
* Chân kê bát hương men rạn
* Chân kê bát hương men lam
* Chân kê bát hương men màu