1. Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng
Trong tài liệu và sách cổ ca ngợi rất nhiều về những đức tính tốt đẹp mà loài chim Hạc, điều đó cho thấy từ xa xưa con người rất coi trọng loài chim quý này. Thậm chí hạc còn được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”. Chim hạc là biểu trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, không tham lam, không sa đọa không dục vọng, biểu trưng cho lòng nghĩa hiệp, đức quân tử, trượng nghĩa, những người hiền sỹ, ưu tú,…. Loài chim này vì thế được coi là vật quý thường dùng làm vật phẩm cống vua. Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Truyền thuyết còn nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cũng chính bởi vậy, nhiều thế hệ sau vẫn dùng hình ảnh chim Hạc như một lời chúc, một mong ước về sự trường thọ.
Trong đạo giáo, đặc biệt là Đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc, coi đó là loài chim trên cao, loài chim của các đức tối cao và lấy đó là tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên, sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp. Người ta trưng bày Hạc ở những nơi trang nghiêm, ở những vị trí quan trọng trong căn nhà hoặc ở nơi thờ cúng.
Ở Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà người xưa đưa hình ảnh đôi Hạc lên bàn thờ cúng gia Tiên. Đôi hạc không chỉ được đưa vào tranh thêu, tranh khảm, tạc gỗ, đôi hạc bằng gốm sứ được nằm trong bộ đỉnh gốm sứ Bát Tràng, là vật thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên tượng trưng cho sự hài hòa âm dương, hòa hợp đất trời, với mong muốn về những điều trường tồn, tốt đẹp cho gia đình.
Không những thế với một nước gắn liền với nền công nghiệp lúa nước như Việt Nam hình ảnh chim hạc vô cùng gần gũi gắn liền với sự chịu thương, chịu khó của con người Việt Nam. Hình tượng chim hạc còn mang đến ý nghĩa về cuộc sống thanh cao, viên mãn. Hạc là loài chim có tuổi thọ kéo dài, sống khỏe mạnh trong mọi hoàn cảnh và thời tiết nên thường mang đến ý nghĩa trường thọ. Việc sử dụng chim hạc trên ban thờ cũng giống như một lời chúc bình an, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Đây cũng là cách người Việt nhớ đến cội nguồn, gốc rễ, cái nôi sản sinh ra mình.
Tại các gia đình có điều kiện hoặc coi trọng nghi lễ, việc thờ cúng ông bà gia tiên bạn có thể tìm thấy các bộ ngũ sự bao gồm: Lư hương, đôi hạc và đôi chân nến hai bên. Thông thường đôi hạc sẽ được làm từ chất liệu gốm sứ hoặc được kết hợp giữa gốm sứ và đồng. Trong đó đôi hạc thường đứng trên đế là rùa, hình ảnh đôi hạc đứng trên lưng rùa cũng trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Trong quan niệm thờ cúng cũng như phong thủy dân gian và tín ngưỡng thờ cúng bộ tam sự không chỉ mang đến may mắn mà còn giúp tăng giá trị và tính thẩm mỹ cho không gian thờ cúng.
2. Hình tượng hạc và rùa luôn gắn liền với nhau
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta lại lựa chọn hình ảnh chim hạc và rùa để là vật dụng thờ cúng trên bàn thờ gia tiên. Hạc và rùa không chỉ là loài vật tượng trưng cho giàu sang, quyền quý mà còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Hạc và rùa trở thành hình ảnh quen thuộc tại không gian thờ cúng của các gia đình cũng như tại các không gian thờ cúng như đình chùa, nhà thờ họ.
Theo truyền thuyết, rùa và hạc là 2 loài vật rất thân nhau. Rùa là loài vật dưới nước, biết bơi. Hạc loài vật trên trời, biết bay. Khi trời làm mưa lũ cả một vùng rộng lớn. Hạc không biết bơi, rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp rùa đi tìm tới các ao hồ. Như vậy hình ảnh đôi hạc cưỡi lưng rùa còn thể hiện cho lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Hạc thờ cúng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những mong ước phát triển của con người được thể hiện qua hình dáng cao lớn, mỏ dài, nhọn, như mũi tên của sự vận động. Hạc ngậm hoa sen tượng trưng cho sự giác ngộ, vươn tới ánh sáng, thoát khỏi u tối.
Đôi hạc trên bàn thờ gia tiên còn được sử dụng như một liệu pháp “ Trấn phong thủy” ngăn chặn tà, xấu vào nhà.
Trong bộ tam sự, ngũ sự, đôi hạc đứng trên lưng rùa là khí cụ không thể thiếu trên bàn thờ cùng với lư hương và đôi chân nến. Việc đặt một bộ đỉnh đồng theo thứ tự: 1 Đỉnh đồng ở chính giữa, kế đó là đôi hạc cưỡi mu rùa ngậm sen chầu đỉnh, sau đó tới đôi chân nến đồng. Việc đặt đôi hạc cùng với bộ đỉnh đồng như vậy theo phong thủy tạo nên một thế vững chắc, một sợi dây liên kết tâm linh huyền bí giống như trục liên kết trong vũ trụ. Với sự gắn liền của đôi linh vật quý được dân gian tôn sùng Hạc và Rùa tạp thành một cặp đôi hài hòa, gắn kết. Việc thờ cúng hạc cưỡi rùa với ước mong cho gia đình luôn đoàn kết, hố trợ nhau cùng với ước mong về sự trường thọ, giàu sang và phát triển thịnh vượng bền lâu.
3. Vị trí đặt hạc thờ tốt nhất:
Sau khi biết được ý nghĩa của cặp đôi hạc rùa có rất nhiều gia đình đã lựa chọn mua vật phẩm thờ cúng này. Để vật phẩm thờ cúng này phát huy đúng công dụng các gia đình cần chú ý đến cách bài trí của chúng trên bàn thờ. Tùy thuộc vào diện tích bàn thờ cũng như số lượng vật phẩm thờ cúng mà các gia đình có thể đặt hạc thờ sao cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hạc thờ với kích thước và mẫu mã, hình thức đa dạng. Các gia chủ cần dựa vào kích thước bàn thờ, đối tượng và mục đích thờ cúng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Thông thường đối với các gia đình sử dụng hạc thờ cho bàn thờ gia tiên sẽ kết hợp cùng bộ đỉnh, chân nến trong các bộ tam sự, ngũ sự. Đối với các gia đình, các công trình thờ cúng lớn sử dụng hạc kích thước lớn thường sử dụng hạc thờ đặt ở hai bên ban thờ. Gốm 10 sẽ cung cấp cách bố trí hạc thờ trên bàn thờ gia tiên cung bộ tam sự, ngũ sự đến quý vị và các bạn. Cụ thể:
- Đỉnh hay lư hương sẽ được đặt chính giữa bàn thờ
- Đôi chân nến và đôi hạc đứng trên mai rùa sẽ được đặt đối xứng hai bên cạnh lư hương.
4. Mẫu đỉnh hạc gốm sứ Bát Tràng đẹp tại Gốm 10
Bộ đỉnh hạc Bát Tràng mang những nét đặc trưng riêng mà khó đồ gốm nào có thể sánh được:
- Là những sản phẩm độc nhất vô nhị. Mọi chi tiết, hình ảnh, đường nét trên sản phẩm đều được tạo nên bởi óc sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ nhân.
- Sản phẩm được làm hoàn toàn từ thủ công. Mọi đường nét đều được chăm chút cẩn thận, tỉ mỉ.
- Sản phẩm hội tụ cả ba yếu tố đó là tâm linh, văn hoá và phong thủy.
- Mẫu mã, kiểu dáng, trang trí đa dạng, phù hợp với nhiều sở thích hay cách bài trí nhà ở, bàn thờ khác nhau.
- Giá thành phải chăng, phù hợp với giá trị mà sản phẩm mang lại.