1. Hổ - hình tượng gắn liền với nền văn hoá
Hình tượng con hổ hay Chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, oai linh, vẻ đẹp thanh cao nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển của cơ thể cũng như tính hung hãn của một loài thú ăn thịt vật.
Hổ cũng là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh, đồng thời toát lên vẽ đẹp khôi vĩ, sức mạnh. Về bản chất tự nhiên, hổ là dã thú có sức mạnh, to khỏe, nhanh nhẹn, thuần thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năng săn mồi. Vì là động vật săn mồi và ăn thịt nên có tính khí đặc trưng là hung dữ, táo bạo, liều lĩnh, đối địch nhiều thú to khỏe khác cùng với tiếng gầm rung chuyển núi rừng và là động vật tinh khôn, vì thế hổ được con người tôn lên làm Chúa tể của rừng núi và là con vật linh thiêng.
2. Ý nghĩa của tượng Hổ bằng gốm sứ trong phong thuỷ
Đối với nhiều nước châu Á, hổ là biểu tượng của sức mạnh,thực lực, uy quyền và tâm linh. Hổ là giống loài dũng mãnh nhất trong muôn thú, là chúa muôn loài trong khu rừng, là linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh và sự uy linh, trấn giữ nhà cửa, chống lại tà ma.
Hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng.
Một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ là biểu tượng của đất nước, địa phương. Hình ảnh con hổ đã đi sâu vào văn hóa, lịch sử, nghệ thuật như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á khác.
Ngoài ra tượng hổ bằng gốm sứ mang yếu tố ngũ hành như Thổ là hòn đất sét để tạo nên tượng hổ, Thuỷ là dòng nước để nhào nặn đất, Hoả là lửa trong lò nung để nung chín đất sét thành chất sứ đanh chắc. Một số sản phẩm gốm sứ có thêm yếu tố kim là được vẽ vàng lên bề mặt... Gốm sứ chứa đựng những yếu tố ngũ hành, khi bạn đặt tượng hổ bằng gốm sứ trong nhà sẽ hài hoà với phong thuỷ, giúp tài lộc và đường công danh của gia chủ tiến tới.
3. Cách đặt tượng Hổ chuẩn phong thủy rước tài lộc vào nhà
Đặt tượng hổ trong nhà theo đúng vị trí phong thuỷ sẽ giúp gia đình luôn được bảo vệ và gặp được nhiều may mắn. Vì vậy cách bài trí nên được chú trọng.
– Vị trí thích hợp nhất là đặt tượng hổ trên bàn làm việc. Chú ý đầu hổ hướng ra ngoài, thì công việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng phát triển.
– Không nên đặt tượng hổ ở trong phòng ngủ bởi phòng ngủ là chốn riêng tư, là nơi sinh hoạt cá nhân của vợ chồng nên nếu như đặt tượng hổ tại đây sẽ không thể hiện sự không trang nghiêm, đứng đắn, không phát huy được giá trị phong thủy, thậm chí là khiến vợ chồng cảm thấy bất an.
– Nên đặt tượng hổ chéo với hướng cửa chính, không nên đặt tượng hổ đối diện trực tiếp đến cửa chính bởi tượng hổ với hình ảnh mắt dữ tợn, thần thái hung tợn, giơ móng vuốt sẽ khiến hàng xóm hoặc là khách tới thăm nhà bị sợ hãi, khiến họ có cảm giác bất an khi vào trong nhà.
– Không nên đặt đầu của hổ hướng vào trong nhà mà phải hướng ra ngoài để phát huy sức mạnh, mang về nhiều vận may và tài lộc cho gia chủ.
– Ngoài ra những người tuổi Tuất hoặc là tuổi Ngọ, Dần nếu muốn đặt tượng hổ trong nhà thì phải tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để đặt sao cho đúng cách.
Trên đây là thông tin Gốm 10 sưu tầm được, hy vọng hữu ích cho bạn!