1. Bát sâm thờ là gì? Vật phẩm được dùng để làm gì?
Ngoài các vật phẩm thờ cúng như bát hương, mâm bồng, tiểu lộc bình, choé thờ, kỷ chén, đèn thờ, bộ tam sự (bộ đỉnh hạc)… bát sâm là một vật phẩm thờ trong bộ đồ thờ cúng của người dân Việt Nam.
Bát sâm còn được gọi là bát thờ có nắp, được đặt trên bàn thờ vào ngày rằm, ngày lễ Tết. Bát sâm được dùng để đựng trà dâng lên Thần Linh, tổ tiên.
Nậm đựng rượu, kỷ chén đựng rượu hoặc nước, choé đựng muối, gạo. Những người theo Phật, họ sẽ thay thế kỷ ngai chén, những thứ đựng rượu bằng bát sâm đựng nước để cho ban thờ thêm thanh tịnh. Vì rượu có mùi nồng, chỉ phù hợp cúng mâm cơm mặn.
Ngoài ra, bát sâm có thể được dùng đựng gạo, muối hay nước để dâng lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, ban thờ Thần Tài.
Bát sâm là vật phẩm mang ý nghĩa tượng trưng cho linh khí của đất trời – thứ khí trong sạch, thuần khiết mà thế hệ con cháu mượn đó để gửi gắm lòng biết ơn, sự chân thành kính cẩn từ tâm đối với những người đã khuất và Thần Linh.
Bát trà sâm Vàng đắp nổi Sen - vẽ vàng 24k
2. Cách sắp xếp bát sâm hợp lý trên bàn thờ
Việc thờ cúng bát sâm, cách bài trí bát sâm trên bàn thờ như thế nào phụ thuộc vào quan niệm, tín ngưỡng, phong tục thờ cúng của từng vùng miền nên sẽ có cách sắp xếp khác nhau.
Thông thường, bát sâm sẽ được đặt đằng trước bát hương, sau hoặc bằng kỷ chén, phía bên trái của bàn thờ theo hướng bạn nhìn vào. Nếu bạn thờ 2 bát sâm thì sẽ đặt cân đối 2 bên.
Bộ đồ thờ men rạn vẽ vàng 24k, nền trắng và cách sắp xếp bát trà sâm trên ban thờ
3. Có nên chọn bát sâm thờ cúng chất liệu gốm sứ?
Thời xưa, các cụ vẫn thường dùng đồ thờ cúng bằng gốm sứ, những đồ dùng liên quan đến đất sét, vừa thể hiện sự bình dị mà những vật phẩm làm từ thiên nhiên rất lành tính và an toàn.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, đời sống người dân trở nên khá giả, việc thờ cúng ngày càng được coi trọng hình thức. Vì thế không ít những đơn vị sáng tạo bộ đồ thờ làm từ các chất liệu khác nhau như đồng, một số chi tiết của bộ đồ thờ được làm bằng pha lê…
Vậy nên chọn bát sâm thờ cũng như bộ đồ thờ bằng chất liệu gì hợp lý nhất?
Theo thuyết ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ - Hoả - Thổ là 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Vì vậy lựa chọn chất liệu của bộ đồ thờ nên theo thuyết ngũ hàng để bài trí hài hoà hơn.
Thông thường, trên bài thờ gia tiên có bài vị bằng gỗ tượng trung cho mệnh Mộc, chén đựng nước đại diện cho hành Thuỷ, ngọn nến và đèn dầu tượng trưng cho hành hoả, chi tiết đèn thờ có đồng như đèn dầu, hoặc được bọc đồng hay vẽ vàng tượng trưng cho hành Kim và vật phẩm chất liệu gốm sứ biểu trưng cho hành Thổ.
Chính vì thế, khi chọn lựa bát sâm hay các vật phẩm thờ khác, nên chọn sản phẩm làm từ chất liệu gốm sứ để đem đến sự đủ đầy và hài hòa của các yếu tố phong thủy.
Bộ đồ thờ men lam hoạ tiết sen tinh khiết
4. Các loại bát sâm thờ phổ biến
- Bát sâm men rạn hoạ tiết đắp nổi
Dòng men rạn cổ quý hiếm được phục chế từ thế kỷ XVI. Đây là loại men độc đáo được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Sản phẩm được nung ở 1260 độ C sau đó để nguội trong 12h để lớp men tự rạn. Các nghệ nhân Bát Tràng tiếp tục dùng quỳ tím đánh đều để tạo sắc ngà xám với các vết rạn chạy dọc và ngang thành nhiều hình tam giác, tứ giác nhỏ rõ ràng, sắc nét hơn.
Bát trà sâm men rạn đắp nổi Sen cao cấp
- Bát sâm men lam
Dòng men lam được sử dụng tại làng nghề Bát Tràng từ thế kỷ XIV. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxit côban. Nghệ nhân Bát Tràng sử dụng bút lông vẽ hoa văn men lam trên bát sâm. Sau đó phủ thêm lớp men ngọc trắng bóng, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Mặc dù có giá thành bình dân nhưng nước men của bát hương men lam vẫn xứng đáng được coi là cực phẩm, vừa có độ trong, độ sâu mà lại có cả độ bóng.
Bát sâm Phúc Lộc
- Bát sâm vàng kim
Bát sâm vàng kim được dán decal ngoài men. Trải qua 2 lần nung, lần thứ nhất ở nhiệt độ trên 1200 độ C để tạo nên sản phẩm có lớp men sáng bóng, lần thứ hai sản phẩm được nung ở nhiệt độ khoảng 800 độ C để decal chín dính chắc chắn vào bề mặt sản phẩm.
Bát sâm họa tiết rồng vàng kim S2
- Bát sâm vẽ vàng
Bát sâm vẽ vàng cũng được trải qua 2 lần nung lửa, lần đầu nung ở nhiệt độ trên 1200 độ C cho ra thành phẩm sứ cứng chắc, lần hai qua nhiệt độ 800 độ C để lớp vàng quyện chặt vào bề mặt sứ sáng bóng, vàng lấp lánh. Gốm sứ vẽ vàng rất tinh xảo cũng bởi từng sản phẩm phải trải qua các quá trình chọn lọc khắt khe và các bước làm thủ công tỉ mỉ mới tạo ra được một thành phẩm đẹp như vậy.
Bát sâm men rong cổ họa tiết Rồng - vẽ Vàng 24k
Lời kết
Những thông tin Gốm 10 cung cấp hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc bài trí không gian bàn thờ. Nếu thắc mắc cần giải đáp mời quý khách liên hệ hotline Hotline: 096.111.1010 - 081.888.1010 hoặc nhắn tin trên fanpage Gốm 10 – gốm sứ chuẩn Bát Tràng.
Gốm 10 rất hân hạnh được phục vụ quý khách, chúc quý khách tìm được vật phẩm thờ cúng ưng ý!