Nguyên nhân dẫn đến bát hương tự bốc cháy theo lý giải khoa học
Thắp hương là một tập tục, nghi lễ truyền thống của gia đình người Việt vào những ngày lễ, Tết, ngày giỗ chạp, ngày rằm, mồng 1 hàng tháng… để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, gia chủ tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần linh, bề trên… Tuy nhiên trong quá trình thắp hương, một số gia chủ gặp hiện tượng bát hương tự bốc cháy hay còn gọi là hóa bát hương gây hoang mang, lo lắng thậm chí mất ăn mất ngủ… Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì thì sau đây Gốm 10 xin phép được lý giải:
Bát hương được đặt tại nơi có gió
Như chúng ta được biết, cây hương (cây nhang) được làm từ tre nên dễ bắt lửa. Mặc dù lửa trên cây hương nhỏ nhưng khi có sự tác động của gió thì hiện tượng này lại có thể xảy ra, lửa theo gió làm cho chân nhang bốc cháy.
Chính vì vậy, khi thắp hương ở những nơi có gió, hoặc nơi có nhiệt độ cao thì gia chủ hết sức lưu ý. Đặc biệt ngày nay có nhiều gia đình ở trung cư cao tầng, hoặc nhiều gia đình đặt riêng phòng thờ ở trên tầng cao nhất trong nhà nên khi thắp hương mở cửa gió từ trên cao sẽ mạnh nên rất dễ dẫn tới hiện tượng bát hương bốc cháy.
Ảnh minh họa
Bát hương lâu ngày không được vệ sinh
Các gia đình thường có thói quen dọn dẹp nhỏ bỏ chân nhang vào cuối năm (thường dịp 23 tháng chạp). Tuy nhiên đối với những gia đình ngày nào cũng thắp hương, bát hương quá nhỏ thì chân hương sẽ nhiều và dày và lâu dần thì chúng sẽ khô và dễ bắt lửa hơn.
Khi gia chủ thắp hương, chính những tàn nhang rơi xuống vô tình khiến chân nhang bén lửa có thể cháy từ âm ỉ rồi lan sang các chân nhang bên cạnh khiến bát hương cháy thành ngọn lửa lớn.
Chính vì vậy, khi chân nhang đầy gia chủ nên dọn dẹp và rút bỏ bớt chân nhang để tránh hiện tượng bát hương bốc cháy.
Gia chủ thắp hương nhiều lần trong một ngày
Thắp hương là cách con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn với thần linh, tổ tiên. Tuy nhiên việc thắp hương nhiều lần trong ngày sẽ khiến bát hương nhanh đầy chân nhang, bát hương bị nóng lên cũng rất dễ khiến bát hương bốc cháy hơn.
Có nhiều quan niệm cho rằng, càng thắp hương nhiều càng thể hiện được lòng thành kính của gia chủ. Tuy nhiên quan niệm này là sai lầm vì quan trọng ở người thờ cúng chính là tấm lòng thành, ở tâm đức của gia chủ. Vậy nên không nên thắp hương quá 2 lần/ngày hoặc gia chủ nên lựa chọn bát hương có kích thước lớn để tránh được tình trạng bát hương bốc cháy.
Lý giải: Cháy bát hương là điềm lành hay dữ?
Trong thế giới tâm linh, con người vẫn có niềm tin mãnh liệt và khi có hiện tượng kì lạ xảy ra thì nhiều người vẫn tin đó là điềm báo. Bởi lẽ có nhiều bát hương bị cháy, bị hóa khi bát hương đạt chuẩn về kích thước, ở trong nhà thờ riêng biệt ko bị ảnh hưởng bởi yếu tố gió cũng như chân nhang chỉ có ít nhưng bát hương vẫn tự cháy…
Vì hiện tượng bát hương bốc cháy không phải ai cũng gặp phải nên dưới góc nhìn duy tâm, gia chủ gặp phải hiện tượng này đều rơi vào cảm giác lo lắng, bất an, hoang mang không biết là điềm lành hay dữ.
Vậy cháy bát hương là điềm lành hay điềm dữ?
- Theo các chuyên gia phong thủy thì cháy bát hương được chia ra làm 2 loại:
- Bát hương cháy ở phần trên và tạo thành ngọn lửa lớn hay còn gọi là hiện tượng hóa dương. Đối với hiện tượng này thì đây được cho là điềm báo vô cùng tốt. Bởi gặp hiện tượng hóa dương gia chủ sẽ gặp được nhiều tài lộc, thăng tiến cũng như may mắn trong thời gian sắp tới…
Bát hương hóa dương
Ảnh minh họa
- Chân nhang cháy âm ỉ từ phía dưới lên nhưng không tạo thành ngọn lửa hay còn gọi là hiện tượng hóa âm. Đối với hiện tượng này tuy không tạo thành ngọn lửa nhưng vẫn có khả năng tạo ra khói lớn
Bát hương hóa âm
Đối với gia chủ gặp hiện tượng hóa âm thì theo các chuyên gia phong thủy thì đây là điềm xấu có thể vì 2 nguyên nhân:
Thứ nhất, có thể do vấn đề mồ mả trong dòng tộc đang bị động. Việc đầu tiên gia chủ nên lập tức kiểm tra để xác nhận thông tin. Nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm thì có thể mời thầy phong thủy, các bậc cao nhân hoặc tiền bối trong gia đình, dòng tộc trợ giúp.
Thứ hai, có thể đây là điềm báo không lành vì có thể trong thời gian sắp tới gia chủ sẽ gặp vận hạn: làm ăn không thuận lợi, tài sản bị thất thoát, ốm đau, bệnh tật… Chính vì vậy nên gia chủ và các thành viên trong gia đình cần cẩn thận và chú ý hơn trong làm ăn, đời sống để tránh những điều không may có thể xảy ra.
Bát hương hóa âm
Khi bát hương bốc cháy, gia chủ cần làm gì?
Hiện tượng bát hương bốc cháy là hiện tượng cũng hiếm khi xảy ra, tuy nhiên vì bất kì lý do nào đó hiện tượng cháy bát hương vẫn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn gặp hiện tượng này thì trước tiên hãy thật bình tĩnh và tìm cách hóa giải để bản thân được yên tâm hơn.
Việc đầu tiên bạn nên lau dọn lại ban thờ khi bát hương cháy, tiến hành loại bỏ chân hương để tránh hiện tượng này xảy ra lần nữa. Về phần này các chuyên gia phong thủy cũng khuyên chúng ta nên chọn đồ thờ đặc biệt là bát hương bằng chất liệu gốm sứ, vì ngoài mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc phù hợp phong thủy thì chất lượng của bát hương gốm sứ cũng rất tốt. Tuyệt đối nên tránh dùng bát hương bằng gỗ vì có thể bén lửa gây hỏa hoạn và khó dập tắt khi bị cháy.
Sau đó, bạn hãy lất một ít tro bát hương và rải trước cửa nhà nếu bát hương hóa âm và ngược lại rải tro sau nhà nếu bát hương hóa dương các bạn nhé.
Sau khi đã hoàn thành xong các bước như chỉ dẫn trên, gia chủ mua đồ lễ về thắp hương để làm lễ hỏa giải hiện tượng trên. Sắm lễ gia chủ có thể sắm tùy tâm, thường thì có thể là hoa quả tươi. Đối với bát hương hóa dương thì gia chủ mua lễ theo số lẻ còn bát hương hóa âm gia chủ mua lễ theo số chẵn.
ảnh minh họa
Bát hương cũ gia chủ không nên tiếp tục sử dụng nữa mà nên bốc lại bát hương mới.
Bốc bát hương mới gia chủ có thể nhờ thầy hoặc tự bốc tại gia. Gia chủ tự bốc bát hương thì có thể tham khảo bài hướng dẫn tự bốc bát hương tại ĐÂY
Bài viết Gốm 10 chia sẻ dựa trên các thông tin sưu tầm và ý kiến từ các chuyên gia phong thủy hi vọng sẽ hữu ích được các bạn trong đời sống.
Cám ơn quý vị và các bạn đã theo dõi bài viết!