1. Đôi nét về hoa Sen
Hoa Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ Nelumbonaceae, đây là cây thực vật thủy sinh. Trong tiếng Anh, hoa Sen được gọi là Lotus và trong tiếng Việt được gọi với cái tên khác là Liên hoa.
Hoa Sen mang vẻ đẹp thanh khiết, mỏng manh nhưng sức sống vô cùng mạnh mẽ. Dù sống giữa bùn lầy, những bông Sen vẫn vươn lên để tỏa hương thơm ngát như gói gọn tất cả sự tinh túy của đất trời. Đó là biểu tượng của sức sống bất diệt, dù trong bất kỳ điều kiện nào thì loài hoa này vẫn nở hoa rực rỡ và vươn mình đón ánh nắng mặt trời. Người ta thường ví những phẩm chất ấy của hoa Sen với hình ảnh người nông dân Việt Nam có sức sống bền bỉ, liêm khiết, trong sạch và không làm điều trái với đạo đức, lương tâm.
Chính vậy hoa Sen được chọn làm Quốc hoa và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Loài hoa này thể hiện cho sự tinh tế, thuần khiết và thanh cao thoát tục.
2. Ý nghĩa của hoa Sen trong Phật giáo
Nhắc đến hoa Sen, người ta cũng nhắc đến tâm linh, bởi vậy hoa thường được dùng trong thờ cúng hay dâng lên Đức Phật. Theo truyền thuyết, khi đức Thích - ca đản sinh, Ngài đi 7 bước và có 7 bông hoa Sen đỡ chân ngài. Trong hình ảnh các vị Phật tổ, Bồ tát, hoa Sen làm bảo tọa hay pháp bảo đã trở nên quen thuộc. Người ta dễ dàng tìm thấy những hình ảnh quen thuộc trên thế giới với các pho tượng Phật tọa trên đài Sen, hình hoa Sen trong đền chùa hay những quyển kinh Hoa Sen Phép Mầu.
Trong Phật giáo, hoa Sen là biểu tượng của sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành, vì loài hoa này mọc lên từ bùn lầy hôi bẩn nhưng vẫn giữ được bản thân trong sạch, thanh cao. Bên cạnh đó, hoa còn biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thánh thiện và thuần khiết, cũng như sự duy trì và phát triển Phật pháp.
Hoa Sen hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học, nhân sinh cao quý và phẩm cách cao đẹp. Theo đó, Phật giáo lấy hoa Sen làm Phật đài, đại diện cho 8 đặc tính của người tu Phật: Trừng thanh - Không nhiễm - Kiên nhẫn -Thanh lương - Viên dung - Ngẫu không - Hành trực - Bồng thực.
- Trừng thanh nghĩa là trong suốt. Có một đặc điểm rất lạ là những bông hoa Sen mọc ở đâu, chỗ nước đó sẽ trở nên trong suốt. Bởi vậy, ý nghĩa hoa Sen ở đặc tính này có nghĩa là ở đâu có Phật, ở đó sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
- Không nhiễm tức là không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài mà xấu đi, thích hợp với câu "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Điều này có ý nghĩa Chư Phật vẫn luôn sinh hoạt trong dòng đời nhưng sẽ không bị các thói xấu ảnh hưởng đến tâm hồn.
- Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà Phật được biểu hiện trong hoa Sen với quá trình sinh trưởng từ bùn lầy, gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Nhưng với sự mạnh mẽ và kiên nhẫn, hoa Sen vẫn vươn lên trên mặt nước và tỏa ngát hương.
- Thanh lương thể hiện tinh thần vượt khó khăn của Chư Phật cũng như hoa Sen không nở vào mùa xuân ấm áp mà lại sinh trưởng và nở vào mùa hè nóng gắt và khắc nghiệt. Dù vậy, hoa Sen lại mang đến cho đời những giá trị tốt đẹp cũng như Phật luôn mang đến nguồn động viên, tưới mát những tâm hồn.
- Viên dung nghĩa là vô tư vì đại cuộc, không vì tư lợi trước mắt mà bỏ đi lòng từ bi thiện lành. Hoa Sen tử lúc nở đến lúc tàn luôn như vậy, không bị ong bướm quấy rầy như chính đức tính viên dung vô hại cần có của mỗi người.
- Ngẫu không nghĩa là không để bụng, chấp nhặt chuyện đời. Đây chính là đức tính "hỷ, xả" trong giáo lý của Phật. Hoa Sen mặc dù thẳng tắp nhưng bên trong rỗng như từ bỏ những buồn khổ, toan tính, chỉ giữ lại bản thâm lương thiện của mình.
- Hành trực chỉ sự ngay thẳng trong đức tính của chư Phật. Hoa Sen với hình ảnh vươn lên thẳng tắp chính là biểu tượng cho đức tính ấy.
- Bồng thực là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa Sen chính là hoa và quả cùng xuất hiện giống như gieo nhân nào gặp quả nấy trong đạo Phật.
3. Bộ đồ thờ cúng Phật
Ta thờ cúng Đức Phật với mong cầu đi theo cái thiện, từ bi, trí tuệ của Ngài và luôn coi Ngài vẫn còn tại thế dõi theo cạnh ta. Bên cạnh đó còn là cầu mong sự bình an, tốt lành, may mắn đến với gia đình, người thân. Việc lập bàn thờ Phật tại gia cũng đơn giản và không quá cầu kỳ nhưng gia chủ cũng cần phải nắm được một số kiến thức để tránh những sai phạm không đáng có khi thờ cúng. Gốm 10 sẽ cùng bạn lựa chọn cho mình một bộ đồ thờ Phật thật đẹp mà lại vô cùng đơn giản.
Có nhiều chất liệu làm đồ thờ cúng phổ biến gồm: đồ thờ làm từ gốm, sứ, đồng hay gỗ, tuy nhiên người tiêu dùng luôn lựa chọn đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng để sử dụng cho bàn thờ gia tiên, nhà thờ họ.
Chất liệu đồ thờ gốm sứ được tạo nên từ đất, nước và lửa. Kim , Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ kết hợp với nhau một cách hài hòa và tinh tế. Các nghệ nhân chế tác đồ thờ Phật bằng gốm sứ theo yêu cầu với mong muốn đem lại một không gian tâm linh, ấm áp và thanh tịnh.
Thông thường tại không gian thờ tư gia, các gia đình Phật tử sẽ có hai bàn thờ, một bàn thờ Đức Phật riêng và một bàn thờ Gia Tiên riêng. Bàn thờ Đức Phật sẽ được đặt bên trên hoặc cao hơn bàn thờ Gia Tiên một bậc vì Ngài là Bậc chí tôn xếp trên muôn loài. Đồ thờ trên bàn thờ Phật cũng vô cùng đơn giản không cần quá cầu kỷ, chỉ cần đủ phù hợp theo điều kiện của gia đình.
Bộ đồ thờ cúng vẽ hoa Sen là bộ đồ thờ đặc biệt với họa tiết hoa Sen độc đáo, dưới bàn tay của những người thợ gốm lâu năm của làng nghề Bát Tràng, những đóa hoa Sen đều mang trong mình cốt cách thanh tao, trang nhã, thuần khiết và quý phái hòa quện với nước men cổ vô cùng uyển chuyển và tinh tế.
* Lưu ý sắp xếp đồ trên bàn thờ
Nếu bàn thờ Phật đặt cùng bàn thờ gia tiên, gia chủ không đặt đồ thờ cúng là nậm rượu, chai rượu. Khi thờ cúng, gia chủ không cúng lễ mặn như thịt, cá, giò, chả, không cúng rượu. Hay nói cách khác, gia chủ chỉ cúng lễ chay.
Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì nên lập ban thờ riêng, hoặc chia cấp bàn thờ, tách hẳn bàn thờ Phật lên phía cao hơn ban thờ gia tiên. Khi cúng, lễ vật thờ Phật sẽ đặt hoàn toàn trên ban cao thờ Phật.