Hướng dẫn mua hàng | Chính sách bảo hành | Bảo vệ thông tin người dùng | Giới thiệu Gốm 10 | Nhượng quyền Thương hiệu |
Hotlines HN: 096.111.1010 - 081.888.1010 Hotlines HCM: 084.888.1010 - 098.246.1010 Nhận thông báo
0

TOP 7 làng nghề gốm sứ xưa danh bất hư truyền tại miền Bắc

Trần Nam | 21/06/2024 | 2,758 lượt xem Chia sẻ
Gốm nghệ thuật là một trong những phát minh quang trọng của ông cha ta. Nghệ thuật gốm đã tồn tại hàng ngàn năm và gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc. Ở Việt Nam, có rất nhiều làng gốm nổi tiếng và vẫn giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật gốm, tồn tại suốt hàng ngàn năm nay. Để giúp quý vị có thêm những thông tin cần thiết về những làng gốm Việt Nam đó cũng như có thêm cái nhìn sâu sắc về đồ gốm hãy cùng Gốm 10 tìm hiểu thêm về các làng nghề gốm sứ tại miền Bắc Việt Nam nhé!

Nhắc đến gốm sứ Việt Nam, không thể không nhắc đến các làng nghề gốm truyền thống lâu đời ở miền Bắc. Nơi đây lưu giữ những bí quyết làm gốm độc đáo được truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những sản phẩm tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc. Mỗi làng gốm mang một câu chuyện, bản sắc riêng, với những sản phẩm đặc trưng và những kỹ thuật tạo tác độc đáo.

1. Các làng nghề gốm miền Bắc 

1.1 Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Nằm bên bờ sông Hồng, tọa lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 13km về phía Đông Nam. Làng đồ gốm Bát Tràng đã có lịch sử hơn 700 năm và nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ đa dạng, phong phú về kiểu dáng cũng như màu sắc.

Theo ghi chép, làng gốm Bát Tràng hình thành từ thời Lý vào khoảng thế kỷ 14 - 15. Nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào và thuận lợi giao thông thủy bộ, Bát Tràng nhanh chóng phát triển thành trung tâm sản xuất gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng gốm Bát Tràng truyền thống vẫn giữ gìn bản sắc và ngày càng có vị trí vững chắc.

Gốm Bát Tràng nổi tiếng với những dòng men cổ đặc trưng như men ngà, men đục, men xanh, men rạn. Mỗi loại men đều mang vẻ đẹp riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm gốm nơi đây. Bát Tràng nổi tiếng làm đồ gốm thủ công, từ khâu nhào nặn, tạo hình đến nung đốt. Chính sự tỉ mỉ và khéo léo của người nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm gốm tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.

Hiện nay, Bát Tràng là một trung tâm gốm sứ lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nơi đây luôn được khách hàng ưa chuộng không chỉ bởi cái “danh” vốn có mà còn bởi chất lượng bền, đẹp, mẫu mã dạng, mới mẻ. Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cốt đất đặc trưng của gốm được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông Hồng. Men gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao từ 1250 đến 1320 độ C, tạo nên màu men sâu, đằm, màu sắc ấn tượng, khoẻ khoắn mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.

Bát Tràng ngày nay không chỉ là một làng nghề sản xuất mà còn là làng văn hóa, trở thành một địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị. Bát Tràng hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ: có Đình, văn chỉ Bát Tràng; khu lò bầu cổ, nhà nghệ nhân được xây dựng lấy cảm hứng từ những đường cong của đất làm gốm trên bàn xoay,...là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa.

Tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

1.2 Làng gốm Kim Lan (Hà Nội)

Nhắc đến gốm cổ Hà Nội, người ta thường nhớ đến Bát Tràng mà ít ai biết rằng, ẩn mình bên dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có một làng nghề gốm thủ công cổ mang tên Kim Lan. Tọa lạc xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chỉ cách Bát Tràng một con kênh nhỏ.

Điều đặc biệt là, dựa trên những di vật khai quật được, nghề gốm ở Kim Lan xuất hiện sớm hơn so với Bát Tràng. Giữa sự ồn ào, náo nhiệt của Bát Tràng, Kim Lan như một "ốc đảo" bình yên, lặng lẽ gìn giữ tinh hoa gốm sứ truyền thống. Đến nơi đây, du khách có thể tìm thấy những bình, vại gốm, chậu cảnh, lư hương,... cho đến chén, bát, ống đựng tăm,... từ bình dân đến cao cấp. Mỗi sản phẩm đều được làm thủ công tỉ mỉ, mang đậm dấu ấn văn hóa làng nghề truyền thống.

 

Điểm đặc biệt của gốm Kim Lan là các sản phẩm không quá cầu kỳ về chi tiết mà tạo được sự tiện dụng, thoải mái cho người dùng. Kim Lan vốn là một làng nghề trú phú nhưng theo dòng chảy của thị trường, sự phát triển có lúc thăng trầm, làng nghề bị quên lãng vào khoảng thế kỷ 17. Gần đây, làng gốm cổ đang dần phục hồi trở lại.

 

Gốm Kim Lan được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” ngay bên cạnh ngôi làng nổi tiếng Bát Tràng.

1.3 Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Làng gốm Chu Đậu, còn được gọi là làng gốm Mỹ Xá, là một làng nghề truyền thống lâu đời, tọa lạc tại xã Thái Tân và Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Theo các nhà khảo cổ học, làng gốm Chu Đậu đã xuất hiện từ thời nhà Lý và phát triển mạnh mẽ dưới thời nhà Trần. Giai đoạn này, làng nghề sản xuất gốm sứ cung đình, phục vụ cho triều đình và giới quý tộc.

Tuy nhiên, sau thế kỷ 17, do chiến tranh Lê-Mạc, làng gốm Chu Đậu bị tàn phá nặng nề và dần lụi tàn. Phải đến đầu thế kỷ 21, làng nghề mới được phục hồi và phát triển trở lại. Đồ gốm Chu Đậu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo và Nho giáo. Điều này thể hiện qua các hoa văn, họa tiết trên gốm đều mang đậm dấu ấn văn hóa và tâm linh của người Việt Nam.

 

Khi tìm được những loại gốm sứ của vùng này là từ xác con tàu đắm đã được trục với ở vùng biển Cù Lao Chàm, bên cạnh đó trong những bảo tàng của một số nước Châu Âu, vẫn còn lưu giữ một số hiện vật của làng gốm Chu Đậu này với đỉnh cao là nghệ thuật vẽ tay cũng như nhiều dòng men quý như lớp men ngọc, men nâu, men trắng… nhưng phổ biến nhất vẫn là loại men trắng trong kết hợp với những họa tiết được khắc, vẽ đắp nổi mang nét phóng khoáng- hài hòa- tinh tế , cùng với những màu: xanh, vàng, đỏ nâu, xanh lục….

 

Qua đó, có thể thấy rằng, từ xa xưa Việt Nam chúng ta đã vang danh trên thế giới về một loại sản phẩm gốm chất lượng và đã xuất khẩu ra bên ngoài lãnh thổ.

Gốm Chu Đậu được làm từ đất sét trắng mịn, nung ở nhiệt độ cao nên có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Có nhiều kiểu dáng phong phú, từ những vật dụng đơn giản trong sinh hoạt như bát, đĩa, chén đến những đồ trang trí tinh xảo như lọ hoa, tượng gốm,... Bên cạnh đó, đồ gốm thủ công Chu Đậu còn nổi tiếng với chất men trắng trong, hoa văn tinh xảo được khắc họa qua nhiều hình thức như vẽ, đắp nổi hoặc họa.

 

1.4 Làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh)

Làng gốm Phù Lãng, còn được gọi là làng gốm Bát Tràng 2, tọa lạc tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng gốm Phù Lãng có lịch sử hình thành và phát triển cùng với làng gốm Bát Tràng, nhưng lại có những nét độc đáo riêng biệt. Điều này thể hiện qua sản phẩm, kỹ thuật làm gốm và văn hóa của làng nghề.

hưng những sản phẩm của gốm Phù Lãng chủ yếu là đồ gia dụng, vãi, chum từ chất liệu đất sét đỏ và được tạo hình trên bàn xoay. Sản phẩm gốm nơi đây có độ bền cao, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân trong đời sống sinh hoạt. Nơi đây nổi tiếng với men gốm nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, dân gian thường gọi là men da lươn. Màu men này được tạo ra từ nguyên liệu tự nhiên và rất khác biệt so với các làng gốm sứ khác ở Việt Nam.

Trong những năm gần đây, làng gốm Phù Lãng đã được phát triển lại nhờ vào những nghệ nhân sinh ra từ làng quyết tâm thay đổi và gây dựng lại danh tiếng đã bị mai một. Chuyển hướng sang sản xuất gốm mỹ nghệ, sử dụng màu sắc để trang trí trên sản phẩm, tuy những mẫu mã của gốm Phù Lãng không được đa dạng như gốm Bát Tràng song cũng đã có những bước tiến khá quan trọng và đã dần khôi phục những giá trị truyền thống kết hợp những kỹ thuật hiện đại nhằm mang đến gốm Phù Lãng sự tươi mới và thoát khỏi sự suy thoái.

1.5 Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Song hành cùng làng Bát Tràng trứ danh, làng gốm Thổ Hà tại Bắc Giang mang những nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên sức hút mãnh liệt cho du khách và những người yêu thích gốm sứ. Đây là một trong những làng nghề gốm sứ truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, được hình thành và phát triển từ những năm trong thế kỷ 12.

Đất sét vàng, sét xanh là những nguyên liệu quý giá từ lòng đất mẹ được bàn tay tài hoa của người thợ Thổ Hà nhào nặn, thổi hồn vào từng sản phẩm. Những sản phẩm của làng gốm Thổ Hà có những đặc điểm khá tương đồng với làng gốm Phù Lãng. Nét đặc trưng của gốm Thổ Hà là không dùng men, sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao tự chảy men và thành sành. Gốm có màu nâu sẫm, thâm tím, gõ thành tiếng như thép, đựng chất lỏng không thấm, chất rắn đầy chặt không lo ẩm móc, bền và giữ màu tốt theo thời gian.

Tuy nhiên, đứng trước sức ép của quá trình chuyển đổi kinh tế, vào đầu những năm 1980 nghề gốm dần bị thay thế bởi những nghề khác như nghề làm bánh đa, nuôi lợn… Làng nghề đang có nguy cơ thất truyền khi chỉ còn một gia đình duy nhất duy trì nghề truyền thống. Mặc dù vậy người Thổ Hà vẫn luôn tự hào và thiết tha mong muốn một ngày nào đó, nghề gốm của làng sẽ trở lại thời kỳ huy hoàng xưa.

1.6 Làng Gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc)

“Ai về mua vại Hương Canh

Ai về mình gửi cho anh với nàng.”

Làng Gốm Hương Canh tọa lạc tại xã Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50km. Nổi tiếng với tuổi đời hơn 300 năm, làng gốm Hương Canh mang trong mình câu chuyện về một thời vàng son của nghề gốm Việt. Nơi đây từng ghi dấu ấn rực rỡ với những sản phẩm gốm sành thô mộc, mang màu đất nung cháy đặc trưng, ẩn chứa bí quyết "men trong đất" độc đáo.

Trong quá khứ, thương hiệu gốm sành Hương Canh nức tiếng gần xa với câu ca “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh”. Những năm 60 của thế kỷ trước, gốm Hương Canh phát triển cực thịnh. Gốm sành Hương Canh sở hữu khả năng chống nước tuyệt vời, ngăn ánh sáng hiệu quả, lựa chọn giúp bảo quản thực phẩm trọn vẹn hương vị. Nguyên liệu chính là đất sét xanh khai thác tại địa phương, sở hữu độ mịn, ít tạp chất, dễ dàng vuốt mỏng giúp các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo. Tuy trải qua giai đoạn khó khăn chung của đất nước, gốm Hương Canh vẫn giữ gìn được giá trị truyền thống, mang đậm dấu ấn thời gian.

 

Giờ đây, làng gốm Thanh Hà tuy đổi mới nhưng vẫn còn giữ nguyên được nét đẹp mộc mạc, bình dị đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. 

1.7 Làng Gốm Gia Thủy (Ninh Bình)

Ninh Bình không chỉ được biết đến là một mảnh đất phong cảnh hữu tình với nhiều điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước mà còn là một vùng đất với các giá trị lịch sử văn hoá truyền thống đặc sắc, những làng nghề truyền thống mang nét đẹp hoài cổ. Đặc biệt là địa điểm du lịch làng gốm Gia Thủy nổi danh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng gốm vẫn giữ được những giá trị truyền thống quý báu, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Làng nghề gốm Gia Thuỷ ra đời vào khoảng những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Hợp tác xã gốm Gia Thuỷ (Nho Quan) nổi tiếng với những sản phẩm từ gốm như nồi, niêu, chum, vại. 

 

Sản phẩm của làng gốm Gia Thủy được làm từ đất sét nâu vàng khai thác tại địa phương, nung ở nhiệt độ cao tạo nên độ bền chắc và màu sắc đặc trưng. Gốm Gia Thủy nổi tiếng với các sản phẩm như chum, vại, nồi, niêu, bình, lọ, ấm trà,... với hoa văn trang trí tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Quy trình sản xuất gốm Gia Thủy trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh thần nghệ thuật cao của người thợ để có thể tạo nên chất lượng và giá trị của sản phẩm.

2. Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Phát triển kinh tế không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.

Trong lịch sử, sự ra đời của đồ gốm s đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Đây cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam.  Bằng trí tuệ và đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ gốm đã thổi hồn vào đất để đưa nghề gốm truyền thống Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến, phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tầng lớp nhân dân  mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Để bảo tồn và phát huy giá trị những nghề, làng nghề truyền thống cũng là một cách để bảo tồn gốm sứ - cổ vật truyền thống của quê hương, thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm đầu tư kinh phí, công sức, trí tuệ, con người để xây mới, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp và khai thác tiềm năng của di sản văn hóa, gắn với việc trưng bày, triển lãm và lễ hội, du lịch. Nhiều bảo tàng tư nhân, nhiều bộ sưu tập cá nhân đã được công chúng đón nhận và trân trọng, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chia sẻ

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Ấm rượu vẽ hoa sen Cao 27cm
Ấm rượu vẽ hoa sen Cao 27cm
1,000,000
Mã: 11018
Bộ vai vuông khắc nổi hoa phù dung 350ml
Bộ vai vuông khắc nổi hoa phù dung 350ml
610,000
Mã: 46989
Bộ ấm chén dáng vuốt men rong cổ họa tiết Trúc Lâm Thất Hiền 350ml, đầy đủ phụ kiện - vẽ Vàng 24k
Bộ ấm chén dáng vuốt men rong cổ họa tiết Trúc Lâm Thất Hiền 350ml, đầy đủ phụ kiện - vẽ Vàng 24k
2,900,000
Mã: 46643
Bộ ấm tích  cảnh sơn thủy vẽ vàng 24k - dung tích 800ml
Bộ ấm tích cảnh sơn thủy vẽ vàng 24k - dung tích 800ml
1,600,000
Mã: 49645
Bộ ấm chén men lam dáng quai ngang vẽ trúc lâm thất hiền
Bộ ấm chén men lam dáng quai ngang vẽ trúc lâm thất hiền
350,000
Mã: 00221
Bộ ấm chén vung lõm men lam cổ vẽ Mai Thọ khay tròn, 330ml
Bộ ấm chén vung lõm men lam cổ vẽ Mai Thọ khay tròn, 330ml
450,000
Mã: 50698
Bộ dáng vuốt men lam cổ, cảnh Trúc lâm thất hiền, vẽ vàng, khay tròn
Bộ dáng vuốt men lam cổ, cảnh Trúc lâm thất hiền, vẽ vàng, khay tròn
550,000
Mã: 40170
Bộ ấm chén quả hồng men rong cổ họa tiết Trúc Lâm Thất Hiền 300ml - Vẽ vàng 24k
Bộ ấm chén quả hồng men rong cổ họa tiết Trúc Lâm Thất Hiền 300ml - Vẽ vàng 24k
1,250,000
Mã: 46810
Lọ tăm men rêu khắc hoa mai trắng, bọc đồng
Lọ tăm men rêu khắc hoa mai trắng, bọc đồng
Liên hệ
Mã: 55615
Bộ ấm chén dáng quả đào men trắng vẽ sen tre Vàng kim
Bộ ấm chén dáng quả đào men trắng vẽ sen tre Vàng kim
700,000
Mã: 40087
Bộ phụ kiện gốm nâu , bọc đồng
Bộ phụ kiện gốm nâu , bọc đồng
1,240,000
Mã: 42287
Ấm chén tử sa đắp nổi hoa phù dung đen đỏ 380ml, đầy đủ phụ kiện
Ấm chén tử sa đắp nổi hoa phù dung đen đỏ 380ml, đầy đủ phụ kiện
Liên hệ
Mã: 40905
Bộ quả hồng men lam cổ, cảnh trúc lâm thất hiền, đủ phụ kiện
Bộ quả hồng men lam cổ, cảnh trúc lâm thất hiền, đủ phụ kiện
625,000
Mã: 40182
Bộ phụ kiện tròn men hỏa biến xanh rêu
Bộ phụ kiện tròn men hỏa biến xanh rêu
840,000
Mã: 53729
Lọ tăm gốm hồng sa khắc sao vàng
Lọ tăm gốm hồng sa khắc sao vàng
85,000
Mã: 51529
Lọ tăm gốm ganh lòng hỏa biến
Lọ tăm gốm ganh lòng hỏa biến
190,000
Mã: 53717
Bộ trà tết men kem vẽ ngàn hoa tràm cổ, 1 Lít
Bộ trà tết men kem vẽ ngàn hoa tràm cổ, 1 Lít
2,200,000
Mã: 54194
Gạt tàn đôi gốm đen khắc hoa
Gạt tàn đôi gốm đen khắc hoa
90,000
Mã: 48664
Gạt tàn men trắng họa tiết Chùa Một Cột vàng kim
Gạt tàn men trắng họa tiết Chùa Một Cột vàng kim
70,000
Mã: 54601
Gạt tàn tròn men vuốt vẽ hoa sen đỏ
Gạt tàn tròn men vuốt vẽ hoa sen đỏ
80,000
Mã: 54043
Bộ ấm chén gốm tử sa đắp nổi hoa phù dung đỏ đen, chén lòng gốm, khắc hoa 380ml
Bộ ấm chén gốm tử sa đắp nổi hoa phù dung đỏ đen, chén lòng gốm, khắc hoa 380ml
470,000
Mã: 49868
Bộ phụ kiện  gốm đỏ
Bộ phụ kiện gốm đỏ
265,000
Mã: 40525
Bộ ấm chén quả hồng men rong cổ họa tiết Trúc Lâm Thất Hiền vẽ vàng 24k,350ml
Bộ ấm chén quả hồng men rong cổ họa tiết Trúc Lâm Thất Hiền vẽ vàng 24k,350ml
1,250,000
Mã: 55479
Cặp chén đĩa nâu son gốm hồng sa
Cặp chén đĩa nâu son gốm hồng sa
44,000
Mã: 55033
Bộ ấm chén dáng quả hồng men hỏa biến cẩm thạch 300ml
Bộ ấm chén dáng quả hồng men hỏa biến cẩm thạch 300ml
1,200,000
Mã: 48561
Bộ ấm chén Vuông quai đồng sen đỏ men kem
Bộ ấm chén Vuông quai đồng sen đỏ men kem
440,000
Mã: 40231
Bộ tích trà men rạn cổ bọc đồng, đầy đủ phụ kiện
Bộ tích trà men rạn cổ bọc đồng, đầy đủ phụ kiện
2,140,000
Mã: 00282
Ấm gốm đen khắc trúc, dung tích 350ml
Ấm gốm đen khắc trúc, dung tích 350ml
200,000
Mã: 55618
Gạt tàn vuông men vuốt vẽ hoa sen
Gạt tàn vuông men vuốt vẽ hoa sen
80,000
Mã: 41960
Bộ ấm chén tử sa đắp nổi hoa phù dung khay thủng, đầy đủ phụ kiện 380ml
Bộ ấm chén tử sa đắp nổi hoa phù dung khay thủng, đầy đủ phụ kiện 380ml
825,000
Mã: 00049
Bộ ấm chén men cổ vẽ hoa bèo, 350ml
Bộ ấm chén men cổ vẽ hoa bèo, 350ml
800,000
Mã: 55223
Bộ ấm chén dáng quả hồng men lam cổ vẽ Long Ẩn, 350ml
Bộ ấm chén dáng quả hồng men lam cổ vẽ Long Ẩn, 350ml
560,000
Mã: 48468

Các Tin Khác

Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách bài trí như thế nào là đúng
Bàn thờ gia tiên gồm những gì, cách bài trí như thế nào là đúng
43,788 lượt xem
Tại sao Chóe lại được đặt trên ban thờ ?
Tại sao Chóe lại được đặt trên ban thờ ?
34,699 lượt xem
Lộ trình xe buýt từ Hà Nội đến Bát Tràng
Lộ trình xe buýt từ Hà Nội đến Bát Tràng
28,992 lượt xem
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
17,724 lượt xem
Câu chuyện về Gốm 10
Câu chuyện về Gốm 10
17,128 lượt xem
Kệ Tam Cấp Để Bát Hương Và Những Điều Bạn Cần Biết
Kệ Tam Cấp Để Bát Hương Và Những Điều Bạn Cần Biết
14,636 lượt xem
Nhượng quyền kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng toàn quốc.
Nhượng quyền kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng toàn quốc.
13,634 lượt xem
Dòng men hỏa biến - Vũ Điệu Của Lửa
Dòng men hỏa biến - Vũ Điệu Của Lửa
13,344 lượt xem
Họa tiết Long Phượng và ý nghĩa của chúng
Họa tiết Long Phượng và ý nghĩa của chúng
12,838 lượt xem
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ đơn giản và đầy đủ nhất
11,681 lượt xem
Góc thanh lý Liên hệ Zalo Gốm 10 Gửi tin nhắn messenger đến Gốm 10 Kênh youtube Gốm 10